Le Thi Phuong Mai * , Duong Van Ni and Tran Ngoc Hai

* Corresponding author (ltpmai@ctu.edu.vn)

Abstract

Analysing on technical and financial aspects of intensive shrimp farming on impacted climate change areas were needed. This study was conducted from January to March 2012 by interviews 93 farmers in Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau. The result showed that: Total areas farming was not significant differeces in three provinces. However, average culture area was different, lowest in Bac Lieu (0,30 ha/pond) and biggest in Soc Trang (0,41 ha/pond). Pond water depth in Soc Trang was 1,30 m smaller than in Bac Lieu (1,40 m) and Ca Mau (1,54 m). Stocking density in Ca Mau (24,87 ind/m2) higher than in Soc Trang (23,33 ind/m2) and in Bac Lieu (17,68 ind/m2). Food consumption rate (FCR) in Ca Mau (1,45) was not significantly different with Soc Trang (1,51) but significant with in Bac Lieu (1,62) (p < 0,05). Yield in Soc Trang (2,43 tons/ha/crop) was lower than significant Bac Lieu (4,12 tons/ha/crop) and Ca Mau (4,87 tons/ha/crop). Total production cost and profit in Soc Trang (206,01 mil./ha/crop and 134,98 mil./ha/crop) was lower than in Bac Lieu (334,27 mil./ha/crop and 289,06 mil./ha/crop), Ca Mau  (340,58  mil./ha/crop and 392,89 mil./ha/crop). Some of the many factors impacted to yield and profit were analysed and discussed in this study.
Keywords: Shrimp (Penaeus monodon), intensive, yield, production, cost, profit

Tóm tắt

Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chánh của mô hình nuôi tôm sú thâm canh trong vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 ? 3 năm 2012 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 93 hộ nuôi tôm sú ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt về tổng diện tích trang trại ở 3 tỉnh. Tuy nhiên có sự khác biệt về diện tích trung bình ao nuôi ở 3 tỉnh, thấp nhất ở Bạc Liêu với 0,30 ha/ao và cao nhất ở Sóc Trăng 0,41 ha/ao. Độ sâu mực nước ao nuôi ở Sóc Trăng là thấp nhất chỉ 1,30 m, sâu nhất với 1,54 m ở Cà Mau, ở Bạc Liêu là 1,40 m. Mật độ thả nuôi cao nhất ở Cà Mau với 24,87 con/m2, Sóc Trăng là 23,33 con/m2, và thấp nhất là Bạc Liêu chỉ 17,68 con/m2. Hệ số chuyển hóa thức ăn ở các hộ nuôi tôm ở Cà Mau là thấp nhất với FCR là 1,45, không khác biệt ở Sóc Trăng là 1,51 nhưng khác biệt so với Bạc Liêu là 1,62 (p < 0,05). Năng suất tôm nuôi thấp nhất ở Sóc Trăng với 2,43 tấn/ha/vụ, ở Bạc Liêu là 4,12 tấn/ha/vụ, cao nhất ở Cà Mau với 4,87 tấn/ha/vụ. Tổng chi phí và lợi nhuận bình quân thấp nhất ở Sóc Trăng với 206,01 triệu đ/ha/vụ và 134,98 triệu đ/ha/vụ, Bạc Liêu với 334,27 triệu đ/ha/vụ và 289,06 triệu đ/ha/vu và Cà Mau là 340,58 triệu đ/ha/vụ và 392,89 triệu đ/ha/vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và lợi nhuận mô hình cũng được đề cập trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Tôm sú (Penaeus monodon), nuôi thâm canh, năng suất, sản lượng, chi phí, lợi nhuận

Article Details

References

Dương Vĩnh Hảo, 2009. Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaesu monodon)thâm canh, bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Hải, 2002. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 152 trang.

Lâm Văn Tùng, Phạm Công Kỉnh, Trương Hoàng Minh, Trần Ngọc Hải. 2012. Hiệu quả kỹ thuật, tài chính và phương thức liên kết của các cơ sở nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ. Số 24a, trang 78 – 87.

Nguyễn Ru Be, 2012. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật chủ yếu của các mô hình nuôi tôm sú (Penaesu monodon)ở ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn, Võ Văn Bé. Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm sú ( Penaeus monodon) thâm canh rải vụ ở Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học chuyên đề thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ, 2008(2): 157-167.

Tổng cục thống kê, 2010. Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê Hà Nội.

Tổng cục thủy sản Việt Nam, 2012. Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2006.Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Trương Tấn Thống. 2007. Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi tôm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

VIETFISH - Tạp chí Thương mại thủy sản. , 2012. Xuất khẩu tôm năm 2011 – 2012. http://vietfish.org/2012220172752283p48c73/xuat-khau-tom-nam-20112012.htm (cập nhật ngày 18.03.2014).