Le Van Khoa * , Nguyen Thi Cam Su , Pham Thanh Vu and Vo Quang Minh

* Corresponding author (lvkhoa@ctu.edu.vn)

Abstract

This research was implemented at the coastal districts in Ben Tre province (Ba Tri, Binh Dai and Thanh Phu) based on the evolution of hydrology (salinity and saline intrusion) according to climate change scenario of B1 and A1F1, pedology and present land use are selected as main factors for zoning at current condition, in 2020 and 2050. Soil survey has also been done at 25 sites by augering for testing and 25 households concurrently investigated in the study area. The results showed that having 3 agro-ecological zones were determined: (1) Fresh water ecological zone; (2) Brackish water ecological zone; and (3) Saline water ecological zone. Due to the negligible change of hydrology in 2020, the agro-ecological zones at current time and in 2020 will be the same. In 2050, sea level rises to 33 cm driving the strongly saline intrusion to the land, consequently reducing 30% area of freshwater ecology and increasing 30% area of brackish water ecology and saline water ecology is almost stable. To enhance the effects of response and adaptation to the climate change, the detailed researches of changing on soil quality, the selection of land use planning and suitable farming systems need to be done in the impacted area.
Keywords: Climate change scenario, sea level rise, agri- ecological zoning, present land use

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre (Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú) trên cơ sở sự thay đổi của thủy văn (độ mặn và xâm nhập mặn) theo kịch bản biến đổi khí hậu B1 và A1F1, thổ nhưỡng và hiện trạng canh tác của vùng nghiên cứu được chọn làm tiêu chí phân vùng sinh thái nông nghiệp trong điều hiện hiện tại, ở năm 2020 và 2050. Nghiên cứu đã khảo sát đất kiểm chứng với 25 mũi khoan và điều tra 25 nông hộ trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 vùng sinh thái nông nghiệp được xác lập: (1) Vùng sinh thái nước ngọt; (2) Vùng sinh thái nước lợ; và (3) Vùng sinh thái nước mặn. Do sự thay đổi thủy văn không đáng kể ở năm 2020 nên phân vùng sinh thái nông nghiệp ở hiện tại và năm 2020 giống nhau. Đến năm 2050, nước biển dâng 33 cm, mặn xâm nhập sâu vào đất liền nên làm giảm 30% diện tích vùng sinh thái nước ngọt và tăng 30% diện tích vùng sinh thái nước lợ. Vùng sinh thái nước mặn thay đổi không đáng kể. Để nâng cao hiệu quả của công tác ứng phó và thích nghi với BĐKH, cần nghiên cứu sâu về sự thay đổi tính chất đất, cũng như tiến hành quy hoạch và xác định các mô hình canh tác thích nghi trong vùng bị ảnh hưởng.
Từ khóa: Kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, phân vùng sinh thái nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất

Article Details

References

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

FRA (2000), Global Ecological Zone Mapping, Workshop report Cambridge, Rome, 28 – 30 July 2000.

Hulme, P.E (2005), Adapting to climate change: is there scope for ecological management in the face of a global threat J.Appl Ecol 42:784–794.

Lê Anh Tuấn (2009), Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng, Bài giảng Cao học ngành Quản lý Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Huy Bá (2010), Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tám tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ ISSN 1859-0128, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Thắng và Trần Thục (2009), Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên – Huế, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.

Sở NN&PTNT (2011), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

Trương Quang Học (2009), Lồng ghép các yếu tố môi trường và BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội.

Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tỉnh Bến Tre (2011), Đánh giá tác động chi tiết kịch bản biến đổi khí tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp ứng phó, UBND tỉnh Bến Tre.