Trần Thị Phương Dung * , Phạm Nguyễn Song Liên , Trương Vinh Lưu Tăng Phúc Khang

* Tác giả liên hệ (dungttp@hcmue.edu.vn)

Abstract

STEM education is a model that ensures comprehensive education in forming and developing the capacity and qualities of students. The article uses a pedagogical experimental research method to compare the level of problem-solving capacity development for elementary school students through two STEM activities, "Soundproof room" and "Sound amplifier speaker," which belongs to the Sound content of Science subject 4. Research on using pedagogical methods in an experimental class after teaching through evaluating the difference between natural class ability groups using an Independent Samples T-test after the experiment through the percentage (%) of student groups achieving the problem-solving capacity components. The research results showed that the average problem-solving capacity score in STEM lesson 2 was higher than in STEM lesson 1. In particular, behavioral performance D2.2 had a clear improvement. Students improve their ability to learn knowledge and design products, understanding how to identify and propose solutions based on analyzing information from practical problems.

Keywords: Competence, elementary sound, problem solving, STEM, science 4

Tóm tắt

Giáo dục STEM là mô hình đảm bảo giáo dục toàn diện trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh (HS). Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm để so sánh mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS tiểu học thông qua 02 hoạt động STEM “Căn phòng cách âm” và “Loa khuếch đại âm thanh” thuộc mạch nội dung Âm thanh môn Khoa học 4. Nghiên cứu được tiến hành trên 01 lớp sau khi dạy học thông qua sự đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm năng lực bằng kiểm định T-test về giá trị trung bình cho 02 mẫu độc lập (Independent Samples T-test). Thông qua tỉ lệ (%) các nhóm HS đạt được các thành phần năng lực giải quyết vấn đề, sau thực nghiệm thì kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình năng lực giải quyết vấn đề trong bài học STEM 2 cao hơn so với bài học STEM 1. Trong đó, biểu hiện hành vi D2.2 có sự tiến bộ rõ rệt. HS nâng cao khả năng tìm hiểu kiến thức và thiết kế sản phẩm, hiểu rõ cách thức xác định và đề xuất giải pháp dựa trên phân tích thông tin từ vấn đề thực tiễn.

Từ khóa: Âm thanh , giải quyết vấn đề, khoa học 4, năng lực, STEM, tiểu học

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học. (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Triển khai thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học (Số 704/BGDĐT-GDTH).

Bybee, R. W. (2010). Advancing STEM education: A 2020 vision. Technology engineering teacher. 70 pages.

Bybee, R. W. (2013). The case for STEM education: Challenges and opportunities. Arlington, VA: National Science Teachers Association.

Daugherty, M. K., Kindall, H. D., Carter, V., Swagerty, L. M., Wissehr, C., & Robertson, S. (2017). Integrating informational text and STEM: An innovative and necessary curricular approach. Journal of STEM Teacher Education, 52(1), 4.

English, L. D., & King, D. T. (2015). STEM learning through engineering design: Fourth-grade students’ investigations in aerospace. International Journal of STEM Education, 2, 1 – 18.

Nga, N. T. (2017). Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Ngân, L. H. M. (2020). Tổ chức dạy học chủ đề STEM Robotics nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở (Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục). Đại học Sư phạm Hà Nội.

Quang, L. X. (2017). Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM (Luận án tiến sĩ Giáo dục học). Đại học Sư Phạm Hà Nội, Khoa Sư phạm Kĩ thuật.

Shanta, S. (2022). Assessment of Real-World Problem-Solving and Critical Thinking Skills in a Technology Education Classroom. In Applications of Research in Technology Education: Helping Teachers Develop Research-Informed Practice (pp. 149-163). Singapore: Springer Nature Singapore.

Sơn, N. L., Huyền, T. D., Tài, H. T., & Ngân, L. H. M. (2022). Sử dụng thân cây dừa nước trong thiết kế bài học STEM “Áo phao từ thân cây dừa nước” môn Khoa học tự nhiên lớp 8. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 19(2), 229 – 239.

Thủ tướng Chính phủ. (2017). Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Số 16/CT-TTg).

Trà, Đ. H., Biên, N. V., Hải, T. D., Quế, P. X., & Quí, D. X. (2019). Dạy học phát triển năng lực môn Vật lí trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Trang, N. T. T. (2021). Phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên sư phạm hóa học (Luận án tiến sĩ Giáo dục học). Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trung, T. T., Quỳnh, T. T. X., Uyên, N. P., & Nga, N. T. (2022). Xây dựng và chuẩn hóa công cụ đánh giá năng lực STEM của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 19(8), 1255 – 1270.