Trần Đông Phương An * , Bùi Minh Tâm , Phạm Thanh Liêm , Trần Ngọc Hoài Nhân Nguyễn Văn Triều

* Tác giả liên hệ (tdpan1812@gmail.com)

Abstract

The study was carried out to provide information on the reproductive biology of Pangasius macronema. Fish samples were collected (30 samples/site/time) periodically once a month at three locations along Hau river (n=1,170) in Can Tho city. The sample collection period was 13 months (from February 2020 to February 2021). After collection, the fish samples were transported to a laboratory at the College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University to analyze reproductive biological indicators, including gonadal development stages, gonadosomatic index (GSI), fecundity, and egg diameter. The results showed that Pangasius macronema with gonads in stages III and IV accounted for a high proportion, mainly from March to August, with GSI ranging from 5.08 to 7.16%. Clark fat ranged from 0.60 to 1.12%. The fecundity of Pangasius macronema was relatively high; the mean absolute fecundity was 6,007±4,484 eggs/individual, and the mean relative fecundity was 161±71 eggs/g female. The diameters of fish eggs were 0.79±0.06mm. The above results show that the spawning season of Pangasius macronema is from March to August.

Keywords: Fecundity, Gonadon somatic index, Pangasius macronema, reproductive biology

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về các đặc điểm sinh học sinh sản của cá sát sọc. Mẫu cá được thu (30 mẫu/điểm/lần) định kỳ 1 lần/tháng tại 3 vị trí dọc theo tuyến sông Hậu (n=1.170) trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Thời gian thu mẫu là 13 tháng (từ tháng 02/2020 đến tháng 02/2021). Mẫu cá sau khi thu sẽ được vận chuyển về phòng thí nghiệm Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích các chỉ tiêu sinh học sinh sản gồm: giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục, sức sinh sản, đường kính trứng. Kết quả cho thấy, cá sát sọc có tuyến sinh dục ở giai đoạn III và IV chiếm tỷ lệ cao chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8, với hệ số thành thục dao động 5,08 – 7,16%. Độ béo Clark dao động 0,60 – 1,12%. Sức sinh sản của cá sát sọc tương đối cao, sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 6.007±4.484 trứng/cá thể và sức sinh sản tương đối trung bình là 161±71 trứng/g cá cái. Đường kính trứng cá bằng trung bình là 0,79±0,06 mm. Kết quả trên cho thấy mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 3 đến tháng 8.

Từ khóa: Cá sát sọc, hệ số thành thục, sinh học sinh sản, sức sinh sản

Article Details

Tài liệu tham khảo

Baird, I. G., Flaherty, M. S., & Phylaivanh, B. (2003). Rhythms of the river: lunar phases and small Cyprinid migrations in the Mekong River. Technical Report. Environmental Protection and Community Development in the Siphandone Wetland, Champassak Province, Lao PDR. Funded by European Union, implemented by CESVI (pp.21).

Dung, L. T., & Hùng, P. Q. (2005). Mô phôi học thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Đức, H. V., & Hòa, N. P. (2020). Hiện trạng khai thác và nuôi trồng cá sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1850 ở Tiền Giang. Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, 16, 75-84.

Integrated Taxonomic Information Systerm. (2023). Results of: Search in very Kingdom for Common Name containing ‘Pangasius’. https://itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt/.

Khánh, P. V. (1996). Sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878) ở Đồng bằng sông Cửu Long (Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học nông nghiệp). Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang.

Khoa, T. T., & Hương, T. T. T. (1993). Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Lễnh, L. V. (2016). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá trèn bầu (Ompok bimaculatus Bloch, 1797). Tạp chí Khoa Trường Đại học An Giang, 11(3), 50-59.

Liêm, P. T., & Định, T. Đ. (2004). Giáo trình “Phương pháp nghiên cứu sinh học cá”. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Ngãi, H. H. (2010). Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá giống bông lau (Pangasius krempfi Fang và Chaux, 1949) (Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp trường Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Poulsen, A. F., Hortle, K. G., Valbo-Jorgensen, J., Chan, S., Chhuon, C. K., Viravong, S., Bouakhamvongsa, K., Suntornratana, U., Yoorong, N., Nguyen, T. T., & Tran, B. Q. (2004). Distribution and Ecology of Some Important Riverine Fish Species of the Mekong River Basin. MRC Technical, 10, 1683-1489.

Sah, U., Wagle, S. K., Mehta, S. N., & Mukhiya, Y. K. (2018). Preliminary observations on breeding and fry rearing of pangas (Pangasius hypophthamus) in eastern terai region of Nepal. International Journal of Fisheries and Aquatic Research, 3(3), 14 –16.

Sokheng, C., Chhea, C. K., Viravong, S., Bouakhamvongsa, K., Suntornratana, U., Yoorong, N., Tung, N. T., Bao, T. Q., Poulsen, A. F., & Jørgensen, J. V. (1999). Fish migrations and spawning habits in the Mekong mainstream: a survey using local knowledge (basin-wide). Assessment of Mekong fisheries: Fish Migrations and Spawning and the Impact of Water Management Project (AMFC). AMFP Report 2/99. Vientiane, Lao, P.D.R.

Tâm, B. M. (2014). Đặc điểm sinh học sinh sản của cá chành dục (Channa gachua) phân bố ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2014 (1), 188-195.

Thành, P. M., & Kiểm, N. V. (2009). Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Thường, N. V. (2009). Khảo sát thành phần loài cá trơn họ Pangasiidae ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 301-312.

Tuần, N. (2000). Cơ sở sinh học, sinh sản nhân tạo cá basa (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) ở các tỉnh Nam Bộ. (Luận án tiến sĩ). Viện Hải Dương Học (Nha Trang).

Xakun, O. F., & Buskaia, N. A. 1968). Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục cá. Bản dịch từ tiếng Nga của Lê Thành Lựu và Trần Mai Thiên. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1982.