Trần Quốc Khải * , Dương Văn Nhã , Nguyễn Tấn Truyền Huỳnh Kiệt Anh Tuấn

* Tác giả liên hệ (tranquockhainhrx2009@gmail.com)

Abstract

This study aimed to estimate the carbon accumulation capacity of Melaleuca cajuputi Powell forest in U Minh Ha National Park, Ca Mau province. Data were collected by measuring 12 plots to different peatland thicknesses (T (cm)< 40, T (cm)= 40 - 70, T (cm)= 70 - 100, T (cm)= 100 - 120) and analysis on 21 trees. The data were analyzed through equations between different factors. The results showed that the equations that best describes the relationship between biomass and carbon with diameter is Y = (a + b/X)2. There are differences between the carbon content of Melaleuca forest populations at peatland thicknesses: T (cm) < 40 was 237.51 ton/ha, T (cm) = 40 - 70 was 167.73 ton/ha, T (cm)= 70 - 100 was 42.89 ton/ha, T (cm)  = 100 - 120 was 58.87 ton/ha. The total CO2 sequestration value of Melaleuca forest in the study area is 364,140,005,825 VND.

Keywords: Biomass, Ca Mau, carbon, National Park, U Minh Ha

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Số liệu được thu thập qua 12 ô tiêu chuẩn theo các độ dày than bùn: T (cm) < 40, T (cm)  = 40 - 70, T (cm) = 70 - 100, T (cm) = 100 - 120 và giải tích 21 cây cá thể. Số liệu sau khi thu thập được phân tích để tìm phương trình thích hợp cho mối quan hệ giữa các nhân tố. Kết quả cho thấy phương trình mô tả tốt nhất cho mối quan hệ giữa sinh khối, carbon tích lũy với đường kính thân cây có dạng: Y = (a + b/X)2. Có sự khác nhau giữa lượng CO2 hấp thụ của quần thể rừng tràm ở các độ dày than bùn: T (cm) < 40 là 237,51 tấn/ha, T (cm) = 40 - 70 là 167,73 tấn/ha, T (cm) = 70 - 100 là 42,89 tấn/ha, T (cm) = 100 - 120 là 58,87 tấn/ha. Tổng giá trị hấp thụ CO2 của rừng tràm tại khu vực nghiên cứu là 364.140.005.825 đồng.

Từ khóa: Cà Mau, U Minh Hạ, Vườn quốc gia, sinh khối, Carbon

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chính phủ. (2018). Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. https://vbpl.vn/bonongnghiep/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=126306.

Đan, T. H., Xuân, Q. T., & Thọ, B. T. (2014). Đánh giá lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 30, 105-114.

Hồng, V. V., Hùng, T. V., & Bảy, P. N. (2006). Công tác điều tra rừng ở Việt Nam. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Huy, B. (2015). Phân tích thống kê trong nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp - Quản lý tài nguyên rừng - Môi trường. Sử dụng các phần mềm Statghraphics, SPSS và Excel. Trường Đại học Tây Nguyên.

Nam, V. N., & Anh, L. N. T. (2011). Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 qua sinh khối của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Rừng và Môi trường, 42, 40 - 45.

Pearson T., Walker S., & Brown S.(2005). Sourcebook for land use, landuse change and forestry projects. Bio Carbon-Fund Winrock International, 57 pages.

Quốc hội. (2017). Luật Lâm nghiệp. https://vbpl.vn/bonongnghiep/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=126306.

Quới, L. P. (2014). Peatland and vegetation biodiversity assessment in U Minh Ha National Park, Ca Mau Province. Institute for Enviroment and Natural Resources National University at Ho Chi Minh City.

Sang, P. M., & Trung, L. C. (2006). Hấp thụ các bon. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thảo, B. TT., & Tuấn, L. A. (2017). Sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 50, 58-65. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2017.067

Toàn, N. K., & Nam, V. N. (2017). Trữ lượng cacbon tích tụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) trồng tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Rừng và Môi trường, 81+82,29-33.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ. (2021). Phương án Quản lý rừng bền vững (Đối với rừng đặc dụng) giai đoạn 2021 - 2030.