Đánh giá hiệu quả của kè giảm sóng tại bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Abstract
The objective of this study is to evaluate the effectiveness of wave reduction and stability of the breakwater in Vinh Chau coast, Soc Trang province. Data on wave height and soil particle composition in front and behind the breakwater were measured and analyzed. The levels of deposition were assessed by elevation measurement at locations behind the breakwater. The level of stability was assessed by monitoring the settlement of concrete and filling-rock components. At the same time, more than 100 experts in the field of hydraulic engineering were interviewed/surveyed to evaluate the effectiveness of the breakwater. The results show that the efficiency of wave height reduction corresponding to Hmax, 1/3 Hmax, and 1/10 Hmax of the breakwater is 67.5%, 66.7%, and 65.8%, respectively. The alluvial deposition in the area behind the breakwater is increased by an average of 3.1 cm/month. The settlement of the concrete part is very low; however, the settlement of the filling rock is high. The economic, technical, environmental, and social effects of the breakwater are highly evaluated by experts.
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả giảm sóng và mức độ ổn định của kè giảm sóng tại bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Các số liệu về chiều cao sóng và cấp phối trước và sau công trình được đo đạc và phân tích. Mức độ bồi/xói được đánh giá thông qua đo đạc cao độ sau công trình. Mức độ ổn định công trình được đánh giá thông qua quan trắc độ lún của phần bê tông và đá hộc trong kè. Song song đó, hơn 100 chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi được tham vấn ý kiến về hiệu quả của công trình giảm sóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm chiều cao sóng tương ứng với Hmax, 1/3 Hmax và 1/10 Hmax của kè lần lượt là 67,5%, 66,7% và 65,8%. Chiều cao bãi bồi sau kè tăng lên trung bình 3,1cm/tháng. Độ lún phần bê tông của kè rất nhỏ; tuy nhiên độ lún phần đá hộc tương đối lớn. Hiệu quả về các mặt kinh tế, kỹ thuật, tác động đến môi trường và xã hội của kè được các chuyên gia đánh giá cao.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Chương, L. T., Tú, L. X., & Dương, Đ. V. (2020). Quá trình biến đổi năng lượng sóng của đê giảm sóng dạng hở và dạng kín trên mô hình máng sóng. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2019-2020. Số 21.
Field, C. D. (1999). Rehabilitation of Mangrove Ecosystems. An Overview. Marine Pollution Bulletin, 37(8–12), 383-392.
Hoằng, T. B., Chương, L. T., & Tú, L. X. (2020). Thực trạng và định hướng các giải pháp bảo vệ bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2019-2020, 21.
Kathiresan, K. (2012). Importance of Mangrove Ecosystem. International Journal of Marine Science, 2(10), 70-89.
Lyman, T. P., Elsmore, K., Gaylord, B., Byrnes, J. E. K., & Miller, L. P. (2020). Open Wave Height Logger: An open source pressure sensor data logger for wave measurement. Limnol. Oceanogr. Methods, 18(7), 335–345.
Nghĩa, N. V., Minh, H. V. T., Luận, T. C., & Tỷ, T. V. (2020). Đánh giá hiệu quả giảm sóng của kè Busadco: trường hợp nghiên cứu tại Biển Đông và Biển Tây tỉnh Cà Mau. Tạp chí xây dựng, 198–205.
Thịnh, P.T. (2011). Rừng ngập mặn ở Sóc Trăng 1965 - 2007. Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng pp. 60.
Thuận, N. N., Tỷ, T. V., Hừng, T. V., Hồng, H. T. C., Nhạn, H. N., Lâm, T. H., Duy, Đ. V., Hải, T. K., Tuấn, T. V., & Quảng, T. M. (2021). Đánh giá hiệu quả của các công trình kè giảm sóng tại bờ biển Tây tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 732, 93-105.
Tiến, N. N., Cường, Đ. H., Ưu, Đ. V., Sáo, N. T., Tuấn, T. A., & Nam, L. Đ. (2017). Phân tích biến động đường bờ khu vực bờ biển cửa sông Hậu bằng tư liệu ảnh viễn thám. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 17(4), 386–392.
Tùng, T. T., Hiền, L. T., Cát, V. M., & Đoàn, N. K. (2015). Nghiên cứu hiện tượng hạ thấp bãi trước đê, từ K0 đến K1+200, tuyến đê biển Bạc Liêu. Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường 50, 83-87.
Tú, L. X., Dương, Đ. V., & Tùng, L. T. (2020). Đánh giá tình hình sạt lở, hệ thống bảo vệ bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long và định hướng giải pháp bảo vệ. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2019-2020. Số 21.
Tú, L.X., & Dương, Đ.V. (2020). Nghiên cứu khả năng truyền sóng của đê kết cấu cọc ly tâm đổ đá hộc trên mô hình máng sóng. Tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi, 58.
Tucker M.J. & Pitt E.G.E. (2001). Waves in ocean engineering. Amsterdam: Elsevier..
Winterwerp, J. C., Erftemeijer, P. L. A., Suryadiputra, N., van Eijk, P., & Zhang, L. (2013). Defining Eco-Morphodynamic Requirements for Rehabilitating Eroding Mangrove-Mud Coasts. Wetlands, 33, 515-526.