Khảo sát hệ phiêu sinh thực vật tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư - tỉnh An Giang
Abstract
This survey aimed to evaluate the phytoplankton population in Tra Su mangrove forest by seasons. Twenty sampling points that were chosen were representative of typical ecology areas in the forest. The phytoplankton population was defined by both qualitative and quantitative methods. During the dry season, 119 species of 6 algae divisions that were found at the highest rate were Chlorophyta at 34%, followed by Bacillariophyta at 29%, Euglenophyta at 24%, Cyanophyta at 8%, Pyrrophyta at 4%, and Chrysophyta at the lowest percent of 1%. During the rainy season, 132 species of 6 algae divisions were recorded with both Chlorophyta and Bacillariophyta accounting for 29% of the total. The algal composition has increased during the rainy season, accordingly, the Chlorophyta was the highest with 14 species, followed by the Bacillariophyta with 12 species. The composition of algae at the inner canal was more diverse and had 21 species higher than the canal outside the forest. The algal density at the sampling points was significantly different in the two seasons. In the dry season, the algae density was from 154 cells/L to 53,020 cells/L, and in the rainy season was from 360 cells/L to 29,830 cells/L.
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá thành phần phiêu sinh thực vật tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư theo mùa. Mẫu phiêu sinh thực vật được xác định bằng phương pháp định tính và định lượng tại 20 vị trí đại diện cho các vùng sinh thái trong rừng. Đợt khảo sát mùa khô ghi nhận 119 loài thuộc 6 ngành, trong đó ngành tảo lục chiếm tỉ lệ cao nhất (34%), kế đến là tảo silic (29%), tảo mắt (24%), vi khuẩn lam (8%), Tảo giáp (4%), và thấp nhất là tảo vàng kim (1%). Đợt khảo sát vào mùa mưa ghi nhận 132 loài thuộc 6 ngành tảo, trong đó ngành tảo lục và tảo silic chiếm ưu thế với 29% tổng số loài khảo sát. Các ngành tảo đều có thành phần loài tăng trong mùa mưa, trong đó ngành tảo lục tăng cao nhất với 14 loài, kế đến là tảo silic với 12 loài. Số lượng loài tảo ghi nhận trên hệ thống kênh bên trong rừng đa dạng và nhiều hơn 21 loài so với kênh bên ngoài rừng. Mật độ tảo tại các điểm thu mẫu có sự khác biệt lớn trong hai mùa, theo đó, vào mùa khô, mật độ tảo từ 154 tế bào/L đến 53.020 tế bào/L, vào mùa mưa, mật độ tảo từ 360 tế bào/L đến 29.830 tế bào/L.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Bảo, T. Q. (2011). Ảnh hưởng của mực nước ngầm đến nguy cơ cháy rừng tràm ở U Minh. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 04: 1–14.
Boyd, C. E., & Tucker, C. S. (1992). Water quality and pond soil analysis for aquaculture. Agricultural Experiment Station. Alabama.
Chi cục Kiểm lâm An Giang (2016). Khu bảo tồn rừng Trà Sư. Tham khảo tại trang web http://kiemlamangiang.gov.vn/index.php?page=front&tuychon=tintuc&matin=36, ngày truy cập 20/6/2017.
Hòa, T. P. (2016). Phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2012. Tham khảo tại trang web https://www.kiemlamangiang.gov.vn/index.php?page=front&tuychon=tintuc&matin=120 ngày 15/01/2023.
Holopainen, I. J. (1992). The effects of low pH on planktonic communities. Case history of a small forest pond in eastern Finland. Ann. Zool. Fennici., 28, 95–103.
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II (2004). Luận chứng khoa học thành lập và đầu tư bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Trà Sư, tỉnh An Giang giai đoạn 2005 - 2010. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang.
Sharma, P. D. (2003). Ecology and environment. Rastogi Publisher. New Delhi.
Sy, Đ. T. (2005). Tảo học. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Tiến, D. Đ., & Hành, V. (1997). Tảo nước ngọt Việt Nam - Phân loại bộ Tảo lục. NXB Nông nghiệp.
Thanh, Đ. N., Hải, H. T., Tiến, D. Đ., & Yên, M. Đ. (2001). Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 131–164.
Trí, P. D. Đ, T. N., Trang, T. T. M., Thọ, L. V., Quý, H. V. N., Nga, L. T. N., & Hoa, L. T. P. H. (2011). Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ thủy sinh vật và chất lượng môi trường nước ở khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4 (trang 542–549).
Truyen, D. M., Bouttavong, P., Doerr, K. S., Phuong, L. Q., & Tumpeesuwan, S. (2014). The water management at Tram Chim National Park, Vietnam. Asian J Agri Biol 2(2) 86–95.
Tuyên, N. V. (2003). Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam - Triển vọng và thách thức. NXB Nông nghiệp.
Út, V. N., & Oanh, D. T. H. (2013). Thực vật và động vật thủy sinh. NXB Đại học Cần Thơ.