So sánh hiệu quả đồng vốn của hộ sản xuất lúa theo qui mô đất khác nhau tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Abstract
Rice cultivation is one of economic activities using large areas of land resources in Vung Liem district, Vinh Long province but the scale of farming is uneven effecting economic efficiency. The paper is aimed at comparing financial efficiency of three crop rice production model by different land scales through interviewing 90 farmers in Vung Liem district, including three groups as small, medium and large area of land. Descriptive statistics and analysis of variance (one-way ANOVA) are applied to analyze and compare the collected data. The results showed that rice cultivation brings profits and jobs to farmers. Financial efficiency with family labor cost increased by land scales, from 0.65 in the small land size group to 0.77 in the medium land size group and 0.88 in the large land size group (P<0.05). Thus, increasing the size of land per household is one of solution to increase the financial efficiency. However, this needs to be considered because the less land farmers will lose the opportunity to use their home labors. Therefore, it is necessary to have policies to support the expansion of scale, but also the policies to create jobs for small scale rice farmers with high age and low education to convert to other suitable livelihood activities.
Tóm tắt
Canh tác lúa là hoạt động sử dụng tài nguyên đất đai lớn nhất ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhưng qui mô canh tác không đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Mục tiêu của bài viết này là so sánh hiệu quả đồng vốn theo qui mô đất của mô hình sản xuất lúa ba vụ thông qua phỏng vấn 90 nông dân tại huyện Vũng Liêm, chia thành 3 nhóm theo qui mô đất ít, trung bình và nhiều. Thống kê mô tả và phân tích phương sai một nhân tố được sử dụng để phân tích và so sánh dữ liệu thu thập. Kết quả cho thấy trồng lúa mang lại lợi nhuận và việc làm cho nông dân. Hiệu quả đồng vốn có tính công lao động nhà tăng dần từ 0,65 ở nhóm đất ít lên 0,77 ở nhóm đất trung bình và 0,88 ở nhóm đất nhiều (P<0,05). Như vậy, tăng qui mô đất trên hộ là một trong những giải pháp để tăng hiệu quả đồng vốn. Tuy nhiên, điều này cần phải cân nhắc vì nhóm đất ít sẽ mất cơ hội sử dụng lao động nhà. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ cho việc mở rộng qui mô diện tích, song song đó là các chính sách tạo việc làm cho những nông dân canh tác lúa đất ít, lớn tuổi, trình độ thấp chuyển đổi sang các hoạt động sinh kế phù hợp.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Chi cục Thống kê Vũng Liêm (2018). Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2016. Vũng Liêm, Vĩnh Long.
Chi cục Thống kê Vũng Liêm (2019). Niên giám thống kê huyện Vũng Liêm 2018, Vĩnh Long.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Vĩnh Long (2020). Báo cáo cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2020, tỉnh Vĩnh Long.
Cục Thống kê Vĩnh Long (2019). Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2018. Nhà xuất bản Thống kê.
Dang N.H. (2017). Profitability and profit efficiency of rice farming in Tra Vinh province, Vietnam. Review of Integrative Business and Economics Research, 6(1), 191-201.
FAO (2013). Farm business analysis using benchmarking. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, Italy.
Heryono, M., Nugroho I., & Hanafie S.R. (2016). Analysis of efficiency on rice farming. Agricultural Socio-Economics Journal, 16(1), 31-37.
Trọng, H., & Ngọc, C. N. M. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1). Nhà xuất bản Hồng Đức.
Hoppe, R.A. (2014). Structure and finances of US farms: family farm report, 2014 Edition. Economic Information Bulletin, Number 132. US Department of Agriculture, Economic Research Service.
Huy, H.T. (2009). Technical efficiency of rice producing households in the Mekong Delta of Vietnam. MPRA Paper Number 30610, Munich Personal RePEc Archive, Germany.
Linh, N. T. M., Huấn, L. P. Đ., Phụng, H. V., Trung, P. K., Bé, N. V., & Trí, V. P. Đ. (2017). Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa truyền thống và cánh đồng lớn tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu(2). 45-54. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2017.052
Đệ, N. N. (2006). Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Thoa, N. T. K. (2019). Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài hợp tác xã ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học, ngành Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
Phòng NN-PTNT Vũng Liêm. (2019). Báo cáo Tổng kết công tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2019 và triển khai kế hoạch thực hiện năm 2020. Số 59/BC-PNN&PTNT, ngày 04/12/2019 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. (2017). Các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp: vấn đề và giải pháp. Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.