Đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống khoai lang có hàm lượng carotenoid cao trong điều kiện trồng chậu
Abstract
This study was conducted to evaluate the growth characteristics, yield and quality of four sweet potatoes varieties in potting condition. The studied site located at a farmer household in Phuoc Thoi ward, O Mon district, Can Tho city and experiment was conducted from June 2020 to December 2020. Experiments were conducted in a randomized complete block design (RCBD) with 4 treatments were four different varieties (Bi do, yellow Japan (HL518), orange Japan (Kokey14), Ta nung) with 10 replications. The tuber yield and the tuber quality were analyzed at harvest. The results showed that the vine length recorded from Ta nung and orange Japan (Kokey 14) variety was lower than those from other varieties. The lowest number of branches was recorded from yellow Japan (HL518) variety. Orange Japan (Kokey14) variety achieved the highest commercial tuber yield (13.1 kg/10 pots), total yield (14.7 kg/10 pots) and carotenoid content (7.2 mg/100 g fresh weight). Yellow Japan (HL518) and Ta nung varieties achieved the highest starch content (over 700 mg/g fresh weight).
Tóm tắt
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của bốn giống khoai lang trong điều kiện trồng chậu. Nghiên cứu được thực hiện tại hộ nông dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức là bốn giống khoai lang: bí đỏ, Nhật vàng (HL518), Nhật cam (Kokey14), Tà Nung với 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu trồng khoai; đánh giá năng suất và phẩm chất ở thời điểm thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống khoai lang Tà Nung và Nhật cam (Kokey 14) có chiều dài dây ngắn hơn so với hai giống còn lại. Giống khoai lang Nhật vàng (HL518) có số nhánh trên dây ít nhất. Giống khoai lang Nhật cam (Kokey 14) có năng suất củ thương phẩm (13,1 kg/10 chậu), năng suất tổng (14,7 kg/10 chậu) và hàm lượng carotenoid đạt cao nhất (7,2 mg/100 g KLCT). Giống Nhật vàng (HL518) và Tà Nung có hàm lượng tinh bột cao (trên 700 mg/g KLCT).
Article Details
Tài liệu tham khảo
Dubois, M., Gilles, K. A., Hamilton, J. K., Rebers, P. A., & Smith, F. (1956). Colorimetric method for determination of sugars and related substances. Analytical Chemistry, 28(3), 350-356. https://doi.org/10.1021/ac60111a017
Hagenimana, V., Carey, E. E., Gichuki, S. T., Oyunga, M. A., & Imungi, J. K. (1999). Carotenoid contents in fresh, dried and processed sweetpotato products. Ecology of Food and Nutrition, 37(5), 455-473. https://doi.org/10.1080/03670244.1998.9991560
Hiền, L. T. T., Thúc, L. V., & Vệ, N. B. (2014). Điều tra kỹ thuật canh tác và khảo sát dinh dưỡng kali, canxi trên khoai lang (Ipomoea batatas Lam.) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Nông nghiệp (4),14-23.
Hòa, L. V., Thảo, P. T., Nghĩa, P. H., Yến, L. T. H., Lâm, T. V. Q., Ngọc, H. T. N. & Duy, L. A. (2017). Ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến năng suất và chất lượng hai giống khoai lang tím tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sinh lý thực vật toàn quốc, 2, 100-108.
Hoành, M. T. (2011). Cây sinh sản vô tính – Chọn tạo giống khoai lang. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Kim, H., Quyên, T. N., & Thủy, N. T. (1990). Chọn tạo giống khoai lang, sắn thích hợp với các vùng sinh thái miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 9, 538-544.
Kotíková, Z., Lackman, J., Hejtmánková, A., & Hejtmánková, K. (2011). Determination of antioxidant activity and evaluation of mutual interactions between antioxidants. LWT – Food Science and Technology, 44(8), 1703-1710. https://doi.org/10.1016/j.lwt.2011.03.015
La-Bonte, D.R., Picha, D.H., & Johnson, H. A. (2000). Carbohydrate related changes in sweetpotato storage roots during development. Journal of the American Society for Horticultural Science, 125: 200-204. https://doi.org/10.21273/JASHS.125.2.200
Lang, N. T., Hương, N. N., Phước, N. T., Tân, T. B., Lũy, T. T., Xà, T. T. T., Hiếu, N. V., Theo, T. V., & Bửu, B. C. (2013). Đánh giá các giống khoai lang (Ipomoea batatas L.) mới chọn tạo theo hướng năng suất, phẩm chất cao tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2, 139-148.
Markwell, J., Osterman, J., & Mitchell, J. (1995). Calibration of the Minolta SPAD-502 leaf chlorophyll meter. Photosynthesis Research, 46(3), 467-472. https://doi.org/10.1007/BF00032301
Tạn, N. C., Định, V. V., Tâm, D. T., & Tiệp, T. V. (2014). Phát triển mạnh trồng khoai lang siêu cao sản và chất lượng cao để sản xuất ethanol sinh học, tinh bột, thực phẩm và làm giàu cho nông dân. Viện nghiên cứu và phát triển công lâm Thành Tây, 4-29.
Thảo, P. T. P., Hòa, L. V., Yến, L. T. H., & Linh, T. H. (2019). Ảnh hưởng của giá thể trồng chậu, mật độ và ức chế sinh trưởng đến năng suất và hàm lượng anthocyanin của ba giống khoai lang tím [Ipomoea batatas (L.) Lam.]. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 4(101/2019), 68-74. https://doi.org/10.46826/huafjasat.v4n2y2020.444
Yeng, S. B., Agyarko, K., Dapaah, H. K., Adomako, W. J., & Asar, E. (2012). Growth and yield of sweet potato (Ipomoea batatas L.) as influenced by integrated application of chicken manure and inorganic fertilizer. African Journal of Agricultural Research, 7(39), 5387-5395. https://doi.org/10.5897/AJAR12.1447
Zeb, A., & Mehmood, S. (2004). Carotenoids contents from various sources and their potential health applications. Pakistan Journal of Nutrition, 3(3), 199-204. https://doi.org/10.3923/pjn.2004.199.204