Ứng dụng mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR trong nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long
Abstract
This study analyses the current situation of municipal solid waste (MSW) generation, collection, and management in the Mekong Delta (MD) by employing the integrated assessment model DPSIR (Drive forces, State, Impact, and Response). The data used for analysis are secondary data collected directly from local authorities and the KIP approach and, the primary data set was collected by surveying 456 households in the MD. The research results show that although the damage caused by MSW pollution is currently large, the amount generated by day and year is very high, but the collection rate and treatment amount are still limited (from 80% to 87%). Meanwhile, funding for environmental causes (including for MSW) has increased doubled from 2010 to 2015. The main reasons identified include difficulties in accessing new technologies, shortage of human resources, and ineffective management policies. Suggested solutions to improve MSW management include fee-related issues, improving technical solutions and collecting system, implementing the development of recycling technology, and raising public awareness.
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng tình hình phát sinh, thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách sử dụng mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR (Nguyên nhân – Drive forces, Áp lực – Pressures, Hiện trạng – State, Tác động – Impact và Phản hồi – Response). Số liệu chính được dùng để phân tích là số liệu thứ cấp được thu trực tiếp từ các cơ quan quản lý ngành và phương pháp phỏng vấn KIP ở khu vực nghiên cứu và bộ số liệu sơ cấp khảo sát 456 hộ dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù các thiệt hại do ô nhiễm CTRSH gây ra hiện nay là lớn, số lượng phát sinh theo ngày và năm rất cao, nhưng tỷ lệ thu gom xử lý còn rất hạn chế (chỉ đạt từ 80% đến 87%). Trong khi đó, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (bao gồm cho CTRSH) tăng gấp hai lần sau năm năm. Các nguyên nhân chính được xác định bao gồm khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực và chính sách quản lý chưa hiệu quả. Giải pháp giúp cải thiện tình trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt được đề xuất bao gồm các giải pháp có liên quan đến phí và lệ phí, giải pháp kỹ thuật và cải thiện hệ thống thu gom, phát triển công nghệ tái chế và nâng cao ý thức của cộng đồng.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Adeoti, A., & Obidi, B. (2010). Poverty and preference for improved solid waste management attributes in Delta-State, Nigeria. Journal of Rural Economics and Development, 19(1623-2016-134902), 15-33.
Bartone, C. R., & Bernstein, J. D. (1993). Improving municipal solid waste management in third world countries. Resources, Conservation and Recycling, 8(1-2), 43-54.
Bộ Tài chính. (2015, 9 29-30). Nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015, định hướng cho giai đoạn 2016 - 2020. Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2016). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016. Thành phố Hà Nội: NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2017). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2017.
Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2020). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019.
European Environment Agency. (1999). Environment indicators: Typology and overview. https://www.eea.europa.eu/publications/TEC25
Holten-Andersen, J., Paaby, H., Christensen, N., Wier, M., & Andersen, F. M. (1995). Recommendations on Strategies for Integrated Assessment of Broad Environmental Problems: Report Submitted to the European Environment Agency (EEA) by the National Environmental Research Institute (NERI), Denmark.
Lee, S., & Paik, H. S. (2011). Korean household waste management and recycling behavior. Building and Environment, 46(5), 1159-1166.
Niringiye, A. (2010). Determinants of willingness to pay for solid waste management in Kampala City. Current Research Journal of Economic Theory, 2(3), 119-122.
Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Hữu Sang & Nguyễn Hiếu Trung. (2014). Phân tích hiện trạng quy hoạch, quản lý bãi rác khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 34(2014): 119-127.
OECD. (1991). Environmental Indicators, a Preliminary Set. OECD, Paris.
OECD. (1993). OECD core set of indicators for environmental performance reviews. OECD Environmental Directorate Monographs No.83.
Rapport, D. J. (1979). Towards a comprehensive framework for environmental statistics: a stress-response approach. Statistics Canada, 11-510, Ottawa, 1979.
Rapport, D. J. (1979). Towards a comprehensive framework for environmental statistics: a stress-response approach. Statistics Canada, 11-510, Ottawa, 1979.
Sharholy, M., Ahmad, K., Mahmood, G., & Trivedi, R. C. (2008). Municipal solid waste management in Indian cities–A review. Waste Management, 28(2), 459-467.
Shekdar, A. V. (2009). Sustainable solid waste management: an integrated approach for Asian countries. Waste management, 29(4), 1438-1448.
Stanners, D. & Bourdeau, P. (Eds.). (1995). Europe's environment: the Dobris assessment (pp. 261-296). Copenhagen: European Environment Agency.
Tổng cục Thống kê. (2019). Niên giám thống kê 2019. https://www.gso.gov.vn/en/data-and-statistics/2020/09/statistical-yearbook-2019/
Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. (2019). Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Văn phòng Ủy ban Nhân tỉnh Bến Tre.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. (2019). Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Văn phòng Ủy ban Nhân tỉnh Bến Tre.