Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác sầu riêng tại Cù Lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Abstract
This study was conducted to investigate the current status of pesticides application and financial efficiency in durian farming in Cu Lao Dai, Vung Liem district, Vinh Long province using field survey and direct interviewed 40 durian farmers. The main durian variety grown was Ri6, which has a higher economic value at the reverse crop than that in the main crop; however, the average investment cost per hectare in the reverse crop was 1.66 times higher than in the main crop (especially for the use of pesticides). The major pests and diseases that appeared were Durian psyllid, fruit borers, mealybugs, cotton worms, leaf scorchers. The results have also recorded 33 active ingredients used in durian cultivation. In particular, the active ingredients have toxicity from group II (moderately toxic) to group IV (slightly toxic) according to the World Health Organization (WHO) classification. Especially, active ingredients acephate was banned since 2019; meanwhile, chlorpyrifos ethyl and fipronil were banned since February 12 in 2021. The dosage of pesticides used was 1.5-2 times higher than recommended. Furthermore, the durian farmers unsafely treat the bottles and packages of pesticides by burning, burying and storing for sale. All in all, the use of pesticides and treatment of its packages have posed potential risks to the environment and public health.
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hiệu quả tài chính trong mô hình canh tác sầu riêng tại Cù Lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp 40 nông hộ trồng sầu riêng. Giống sầu riêng chủ yếu được trồng là Ri6, có giá trị kinh tế trong vụ nghịch cao hơn so với vụ chính; tuy nhiên, chi phí đầu tư trung bình trên 1 ha trong vụ nghịch cao gấp 1,66 lần so với vụ chính (đặc biệt là chi phí cho việc sử dụng thuốc BVTV). Các loại sâu bệnh xuất hiện chủ yếu là rầy nhảy, sâu đục trái, rệp sáp phấn, sâu ăn bông, cháy lá. Kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận được 33 hoạt chất thuốc BVTV được nông hộ sử dụng trong quá trình canh tác sầu riêng. Trong đó, các hoạt chất có độ độc từ nhóm II (trung bình) đến nhóm IV (rất nhẹ) theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Đặc biệt, hoạt chất acephate bị cấm sử dụng vào năm 2019; trong khi đó, chlorpyrifos ethyl và fipronil là các hoạt chất thuộc danh mục thuốc BVTV bị cấm sử dụng kể từ ngày 12/2/2021. Liều lượng thuốc BVTV được sử dụng cao gấp 1,5-2 lần so với khuyến cáo. Hơn nữa, các phương pháp xử lý bao bì thuốc BVTV được nông dân áp dụng bao gồm đốt, chôn lấp và trữ để bán là không đảm bảo an toàn. Nhìn chung, việc sử dụng thuốc BVTV và xử lý bao bì của thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và...
Article Details
Tài liệu tham khảo
Bùi Duy Hoàng. (2020). Vai trò của kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những lĩnh vực sản xuất phát triển động lực trong nông nghiệp của vùng. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vĩnh Long. (2019). Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Đặng Phạm Thu Thảo, Đỗ Thị Xuân, Dương Minh Viễn & Nguyễn Khởi Nghĩa. (2014). Phân lập và định danh các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng phân hủy thuốc kích thích ra hoa Aclobutrazol từ đất vườn trồng cây ăn trái ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 32, 80-86.
Donald, J. E. (2001). Pesticide use in developing ccountries. Toxicolocy, 160, 27-33.
Dương Minh, Lê Phước Thạnh, Hồ Văn Thiệt, Lê Bảo Ti & Võ Thị Gương. (2006). Tác động của các chủng nấm đối kháng Trichoderma nội địa trong việc phòng trị bệnh Phytophthora palmivora gây hại sầu riêng tại Cần Thơ và Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 6, 154-161.
Huỳnh Phi Yến. (2019). Thực trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường đất trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 16(9), 467-476.
Huỳnh Trường Huy. (2019). Cách tiếp cận chuỗi giá trị để phát triển ngành hàng nông sản- một số vấn đề thực tiễn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc, 8(2), 1-7.
Joko, T., Anggoro S., Sunoko H. R., & Rachmawati S. (2017). Pesticides Usage in the Soil Quality Degradation Potential in Wanasari Subdistrict, Brebes, Indonesia. Applied and Environmental Soil Science, 7 pages. Article ID 5896191. https://doi.org/10.1155/2017/5896191
Lê Hoàng Lệ Thủy & Phạm Văn Kim. (2008). Phân loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên xoài và sầu riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu lực của sáu loại thuốc đối với các loài nấm này. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 10, 31-40.
Lê Thanh Phong & Trần Anh Thông. (2020). Báo cáo tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật độc hại ở Việt Nam. Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn (Đại học An Giang) – Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Chính sách Nông nghiệp (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh).
Margni, M., Rossier, D., Crettaz, P., & Jolliet, O. (2002). Life cycle impact assessment os pesticides on human health and ecosystems. Agriculture, Ecosystems and Environment, 93, 379-392.
Nguyễn Đắc Khoa, Dương Minh & Phạm Văn Kim. (2010). Sản xuất các sản phẩm sinh học để quản lý bệnh hại lúa, cây ăn quả và rau màu theo hướng bền vững và không ô nhiễm môi trường. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 16(b), 117-126.
Nguyễn Đăng Giáng Châu, Lê Đăng Bảo Châu & Lê Thị Thanh Ngân. (2019). Kiến thức, thái độ và thực tiễn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trồng rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55(4B), 35-44.
Nguyễn Phan Nhân, Bùi Thị Nga & Phạm Văn Toàn. (2015). Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và quản lý bao bì chứa thuốc trong canh tác lúa tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Môi trường và Biến đổi khí hậu, 41-49.
Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên & Bùi Trọng Thủy. (2007). Giáo trình Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Phạm Văn Toàn. (2013). Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 28, 47-53.
Trần Thị Ngọc Lan, Nguyễn Phượng Lê & Nguyễn Thanh Phong. (2014). Quản lý nhà nước về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của hộ nông dân ở tỉnh Thái Bình. Tạp chí khoa học và Phát triển, 12(6), 836-843.
Trần Văn Hai. (2009). Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật. Trường Đại học Cần Thơ. 114 trang.
Trần Văn Hâu, Nguyễn Huỳnh Dương & Trần Sỹ Hiếu. (2020). Đặc tính ra hoa và phát triển trái sầu riêng bí rợ (Durio zibethinus Mur.) hạt lép tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56(4B), 109-118.
Vũ Thùy Dương & Võ Thành Danh. (2011). Hiệu quả sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 20(b), 237-247.