Nguyễn Hửu Thiện , Đỗ Bá Tân , Nguyễn Văn Thảo Nguyễn Khởi Nghĩa *

* Tác giả liên hệ (nknghia@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this study was to investigate the current status of paclobutrazol (PBZ) use in rice cultivation, to evaluate the residues of PBZ in soils, and to examine the PBZ biodegradation efficiency of a bacterial product in rice soil in Chau Phu district, An Giang province. In total 32 rice farmers were interviewed. Then, 10 soil samples from 10 fields using PBZ were collected and analyzed for PBZ residues and an experiment was conducted in the field to examine the PBZ biodegradation efficiency of bacterial product in soil in a completely randomized block design with 4 treatments and 4 replicates. The results showed that 100% of the surveyed farmers have ever used PBZ in their rice cultivation to control the height and collapse of rice plants. The two most popular commercial products containing PBZ were Bidamin 15WP and Bonsai 10 WP There are two well-known commercial products containing PBT which are Bidamin 15WP and Bonsai 10 WP with dosage used being higher than the recommended one for a long period of time. PBZ residues in 10 soil samples were ranged from 0.09 mg/kg to 1.11 mg/kg soil. In addition, the treatment used with PBZ degrading bacterial product completely degraded PBZ in the soil after 35 experimental  days after sowing, however, it did not help to increase the yield of sticky rice as compared to the treatment without use of bacterial product after 1 experimental crop. Thus, PBZ degrading bacterial product has an efficiency in PBZ degradation in rice soil.

Keywords: Bacterial product, decomposition, PBZ, residue, sticky rice

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện với mục tiêu khảo sát tình hình sử dụng hoạt chất paclobutrazol (PBZ) trong canh tác lúa, đánh giá sự lưu tồn PBZ trong đất lúa và khả năng phân hủy hoạt chất PBZ của chế phẩm vi khuẩn trong đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Tổng cộng 32 hộ nông dân trồng lúa được phỏng vấn. Sau đó, 10 mẫu đất từ 10 ruộng có sử dụng PBZ được thu, phân tích lưu tồn PBZ và thí nghiệm phân hủy hoạt chất PBZ trong đất của chế phẩm vi khuẩn được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 100% nông dân khảo sát sử dụng hoạt chất PBZ cho lúa nhằm giảm đổ ngã. Hai sản phẩm thương mại được sử dụng phổ biến nhất là Bidamin 15WP và Bonsai 10 WP với lượng cao hơn nhiều lần so với khuyến cáo. Hàm lượng PBZ lưu tồn trong 10 mẫu đất dao động từ 0,09 đến 1,11 mg/kg đất. Bên cạnh đó, nghiệm thức sử dụng chế phẩm vi khuẩn giúp hủy hoàn toàn lượng PBZ lưu tồn trong đất sau 35 ngày thí nghiệm, tuy nhiên không giúp gia tăng năng suất nếp so với nghiệm thức không sử dụng chế phẩm vi khuẩn sau 1 vụ thí nghiệm. Như vậy, chế phẩm vi khuẩn phân hủy PBZ có hiệu quả phân hủy hoạt chất PBZ trong đất lúa.

Từ khóa: Chế phẩm vi khuẩn, lúa nếp, lưu tồn, phân hủy, paclobutrazol

Article Details

Tài liệu tham khảo

Dương Trúc Mai. (2019). Phân lập vi khuẩn từ lá thực vật có khả năng phân hủy hoạt chất kích thích ra hoa paclobutrazol (luận văn tốt nghiệp đại học). Trường Đại học Cần Thơ.

Đặng Phạm Thu Thảo. (2014). Phân lập các vi sinh vật bản địa có khả năng phân hủy thuốc kích thích ra hoa trái vụ paclobutrazol trên nền đất vườn trồng cây ăn trái ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên). Trường Đại học Cần Thơ.

Liu, H., Lin, T., Mao, J., Lu, H., Yang, D., Wang, J., & Li, Q. (2015). Paclobutrazol Residue Determination in Potato and Soil  Using Low Temperature Partition  Extraction and Ultrahigh Performance Liquid Chromatography Tandem Mass Spectrometry. Journal of Analytical Methods in Chemical, 2015(4). DOI: 10.1155/2015/404925

MDAR. (2012). Paclobutrazol-Review Conducted by MDAR and MassDEP for Use in Sensitive Ares of Right-of-Way in Massachusetts. https://www.mass.gov/doc/paclobutrazol-review-jan-2012pdf/

Nguyễn Ngọc Đệ. (2008). Giáo trình cây lúa. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

Reddy, Y. T. N., & Kurian, R. M. (2008). Cumulative and Residual Effects of Paclobutrazol on Growth, Yield and Fruit Quality of ’Alphonso’ Mango. Journal of Horticultural Sciences, 3(2), 119-122.

Silva, C. M. M. S., Vieira, R. F., & Nicolella, G. (2003). Paclobutrazol effects on soil microorganisms. Applied Soil Ecology, 22 (1), 79-86.

Trần Văn Hâu, Đỗ Thị Út &Trần Quốc Tuấn. (2001). Hiệu quả của Paclobutrazol trên sự ra hoa trái vụ của sầu riêng Sữa Hột Lép tại Trại thực nghiệm giống cây trồng Khoa Nông nghiệp, Trường ĐHCT. Hội nghị Tổng kết chương trình IPM trên cây ăn trái ở ĐBSCL. Trường Đại học Cần Thơ.

Ueno, H., French, P. N., Kohli, A., & Matsuyuki, H. (1987). Paclobutrazol: Control of Rice lodging in Japan, Proceding 11th International Congress of Plant Protection. Manila.

Võ Công Thành. (2011). Phục tráng giống nếp CK92 có chất lượng tốt. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 19b, 130-135.

Watson, G., & Jacobs, K. (2012). Control of Apple Scab and Cytospora Canker with Paclobutrazol. Arboriculture and Urban Forestry, 38(3), 112-116.

Yoshida, S. (1981). Fundamentals of rice crop science. IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines.