Trần Thanh Cao * Huỳnh Thanh Nhã

* Tác giả liên hệ (thanhcaovnb@gmail.com)

Abstract

Value chain analysis of exported wooden furniture using Acacia wood in the South of Viet Nam aims to propose value chain upgrading strategies which will enhance competitiveness, expand markets and improve production efficiency. The study methodology were applied the value chain approach of Kaplinsky & Morris (2001), the ValueLinks method of GTZ (2007) and 123 chain actors and stakeholders participated through the use of analytical tools such as value chain description, chain economic analysis and SWOT analysis. The results indicated that there were six basic functions, 15 supported actors, 04 market channels in this value chain. In the most popular channel, one cubic meter of Acacia log wood material created 7,026,500 VND of value added, 1,585,600 VND of net value added of whole chain. Currently, the value chain has 11 advantages and 13 disadvantages. Four solutions were proposed for upgrading value chain of exported wooden furniture using Acacia wood in the South of Viet Nam, including (1) upgrading product standards and quality, (2) reducing production and operational costs, (3) investing to increase output and reduce labor intensity and (4) improving distribution system.

Keywords: Acacia wood, added value, value chain, wood furniture

Tóm tắt

Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sử dụng nguyên liệu gỗ Keo (Acacia) ở vùng Nam Bộ nhằm mục tiêu đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị để tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu được áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky and Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007) thông qua các công cụ phân tích như: mô tả chuỗi giá trị, phân tích kinh tế chuỗi và phân tích SWOT. Dữ liệu phân tích được thu thập từ 123 quan sát. Kết quả phân tích cho thấy chuỗi giá trị có 6 chức năng cơ bản, 15 tác nhân tham gia hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi, 4 kênh thị trường. Tại kênh phổ biến nhất, tổng giá tri gia tăng của chuỗi đạt được từ 1 m3 nguyên liệu gỗ tròn là 7.026.500 đồng/m3, tổng lợi nhuận đạt 1.585.600 đồng/m3. Hiện tại, chuỗi giá trị có 11 thuận lợi nhưng đồng thời tồn tại 13 khó khăn. Các nhóm chiến lược được đề xuất để nâng cấp  chuỗi giá trịgồm: 1) cải thiện tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm; 2) giảm chi phí sản xuất; 3) đầu tư để tăng sản lượng, giảm thâm dụng lao động và 4) cải thiện hệ thống phân phối.

Từ khóa: Chuỗi giá trị, đồ gỗ gia dụng, giá trị gia tăng, gỗ Keo

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Công Thương. (2019). Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018. Nhà xuất bản Bộ Công Thương.

Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh. (2019). Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2019. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Cục Thống kê tỉnh Bình Dương. (2020). Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2019. Nhà xuất bản Thống kê.

Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai. (2020). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2019. Nhà xuất bản Thống kê.

GTZ. (2007). ValueLinks Manual: The methodology of value chain promotion. Eschborn, Germany: Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ).

Kaplinsky, R. & Morris M. (2001). A handbook for value chain research. University of Sussex, Institute of Development Studies Brighton.

Trần Thanh Cao. (2019). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ Keo Acacia ở Nam Bộ. Tạp chí Nông nghiệp & phát triển nông thôn, 21, 136-144.

Trần Tiến Khai. (2011). Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp. Tài liệu chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright: 2011-2013.

Thủ tướng Chính phủ. (2019). Chỉ thị về một số giải nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu (số 08/CT-TTg). http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?classid =2& page=1&mode=detail&document_id=196626

Tô Xuân Phúc, Cao Thị Cẩm, Trần Lê Huy, Nguyễn Tôn Quyền & Huỳnh Văn Hạnh. (2019). Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018 một năm nhìn lại và xu hướng 2019. https://goviet.org.vn/bai-viet/viet-nam-xuat-nhap-khau-go-2018-mot-nam-nhin-lai-va-xu-huong-2019-8947

Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Văn Hạnh, Trần Lê Huy & Cao Thị Cẩm. (2017). Phát triển ngành gỗ Việt theo hướng bền vững: Loại bỏ nguồn gỗ nhập khẩu rủi ro cao ra khỏi chuỗi cung. https://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/Phat trien ben vung nganh go_Loai bo nguon go NK rui ro ra khoi chuoi cung.pdf

Võ Thị Thanh Lộc & Nguyễn Phú Son. (2016). Giáo trình Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (Ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp). Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.