Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh phytase của Trichoderma asperellum và đánh giá hiệu quả tăng hấp thu phosphor trên gà thả vườn
Abstract
Phytase is widely used in animal raising to help controlling anti-nutritional factors and absorbing effectively phosphor. Among four studied fungi, Trichoderma asperellum showed that the highest phytase productivity in the semi-solid medium that contain 60% of corn powder and 40% of soya meal. The effect of the added mineral solution ratio and the cultured time was optimized by Response Surface Methodology (RSM). At 40% of added mineral solution and in 3.75 days of cultured time, the phytase activity of product get 5.31 UI/g. The highest phytate hydrolysis productivity of product in chicken feed pellets was determined at pH 5.0 with the inorganic phosphor content increase 25.6% for 2 hours. Adding 1% (w/w) of rich-phytase product to the portion showed the inorganic phosphor content in the free-range chicken dungs decreased from 14.5% to 39.1% while the weight of chicken was not different as compared with the control treatment.
Tóm tắt
Enzyme phytase được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi nhằm giúp vật nuôi hấp thu tốt phosphor và kiểm soát các yếu tố kháng dưỡng. Trong số 4 chủng vi nấm khảo sát, Trichoderma asperellum cho thấy việc thu nhận phytase hiệu quả nhất trên môi trường bán rắn chứa 60% bột bắp và 40% bã đậu nành. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch khoáng bổ sung và thời gian nuôi được tối ưu theo phương pháp đáp ứng bề mặt (Response surface methodology, RSM). Ở tỷ lệ dịch khoáng bổ sung 60,4%, thời gian nuôi cấy 3,75 ngày, chế phẩm có hoạt độ phytase đạt 5,31±0,65 UI/g. Chế phẩm thủy phân phytate trong thức ăn viên tốt nhất ở pH 5,0 với hàm lượng phosphor vô cơ tăng 25,6% sau 2 giờ. Thử nghiệm bổ sung 1% (w/w) chế phẩm giàu phytase vào khẩu phần ăn gà thả vườn cho thấy hàm lượng phosphor vô cơ trong phân giảm từ 14,5% đến 39,1% so với đối chứng, trong khi khối lượng gà không khác biệt, đạt 791,5 g/con sau 7 tuần.
Article Details
Tài liệu tham khảo
Bartosz, K., Mateusz, R., Jakub, D., Sylwester, S. & Damian, J. (2016). Avian crop function – A review. Ann. Anim. Sci., 3, 1-26.
Bujna, E., Rezessy-Szabó, J. M., Nguyen, D. V. & Nguyen, D. Q. (2016). Production and some properties of extracellular phytase from Thermomyces lanuginosus IMI 096218 on rice flour as substrate. Mycosphere, 7(10), 1576-1587.
Gull, I., Hameed, A., Aslam, M. S. & Athar, M. A. (2013). Optimization of phytase production in solid state fermentation by different fungi. African Journal of Microbiology Research, 7(46), 5207-5212.
Nguyễn Thị Hà & Nguyễn Văn Tính. (2015). Phân lập nấm Aspergillus fumigatus với khả năng sinh tổng hợp phytase cao. Tạp chí Trường đại học Cần Thơ, 37(1), 42-48.
Phạm Duy Hải, Nguyễn Văn Nguyện & Trần Văn Khanh. (2013). Study on media composition and conditions of sale solid fermentation synthesise high activity phytase from Aspergillus niger YD. Scientific report. Research Institute for Aquaculture, 2, 50-57.
Fredrikson, M., Andlid, T., Haikara, A. & Sandberg, A. S. (2002). Phytate degradation by micro-organisms in synthetic media and pea flour. Journal of Applied Microbiology, 93, 197–204.
Singh, N. K., Joshi, D. K. & Gupta, R. K. (2013). Isolation of phytase producing bacteria and optimization of phytase production parameters. Jundishapur Journal of Microbiology, 6(5), 1J. http://doi.org/10.5812/jjm.6419.
Cục Chăn nuôi. (2011). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8678:2011. Thức ăn chăn nuôi – Xác định hoạt độ phytase. https://vanbanphapluat.co/tcvn-8678-2011-thuc-an-chan-nuoi-xac-dinh-hoat-do-phytaza
Zhao, L. & Zhang, Y. (2015). Effects of phosphate solubilization and phytohormone production of Trichoderma asperellum Q1 on promoting cucumber growth under salt stress. Journal of Integrative Agriculture, 14(8), 1588-1597, http://doi10.1016/S2095-3119(14)60966-7.