Phạm Thị Thanh Mai *

* Tác giả liên hệ (pttmai@dthu.edu.vn)

Abstract

The aim of this study was to evaluate diversification of medicinal plant resources at the Go Thap Special National Monument site in Thap Muoi district, Dong Thap province. The study was carried out through field trips and plant sampling from 50 standard squares (20 m x 20 m) with typical ecosystems. As a result, 335 medicinal plant species belonging to 243 genera, 100 families, 59 orders and 3 phyla (Polypodiophyta, Cycadophyta and Magnoliophyta) were collected. Of 335 collected species, 31 highly-conserved valuable species are threatened at national and international levels. Of which, 2 species are listed in Vietnam Red Data Book (2007), 29 species in the IUCN Red List (2019), and 1 of 29 this species is recorded in the 06/2019 Decree of Vietnamese Government. Total of 10 parts of these medicinal plants are used to treat 26 disease groups. These medicinal plants are found to grow in 6 types of habitats. The life-forms of these found medicinal plants are divided into 5 main groups (Phanerophytes, Chamaephytes, Hemicryptophytes, Cryptophytes, Therophytes) according to Biological Spectrum of the vascular flora (with life-forms spectrum BS = 57,31 Ph + 8,06 Ch + 5,67 Hm + 10,75 Cr + 18,21 Th), in which the group of Phanerophytes are the most dominant. This study contribute imprtant information and bases to the management, medicinal plant resources conservation in the monument site.
Keywords: Dong Thap province, life-forms, medicinal plants, the Go Thap Special National Monument site

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp qua các chuyến đi khảo sát thực địa và thu mẫu tại 50 ô tiêu chuẩn (20 m x 20 m) trên các sinh cảnh điển hình. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 335 loài cây thuốc thuộc 243 chi, 100 họ, 59 bộ và 3 ngành thực vật: Dương xỉ (Polypodiophyta), Tuế (Cycadophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó có 31 loài thực vật có giá trị bảo tồn cao đang bị đe dọa trên phạm vi quốc gia và quốc tế với 2 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) (1 loài nhóm VU, 1 loài nhóm CR), 29 loài trong Sách đỏ Thế giới IUCN (2019) (2 loài nhóm VU, 27 loài nhóm LC) và 1/29 loài này được ghi nhận trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP (2019). Có 10 bộ phận của cây thuốc được dùng để chữa trị cho 26 nhóm bệnh. Các cây thuốc này phân bố ở 6 kiểu môi trường sống. Dạng sống thực vật làm thuốc nơi đây được chia thành 5 nhóm chính (cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes-Ph), cây có chồi sát mặt đất (Chamaephytes-Ch), cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes-Hm), cây có chồi ẩn (Cryptophytes-Cr), cây có chồi một năm (Therophytes-Th)), trong đó nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) chiếm ưu thế nhất với phổ thực vật là BS = 57,31 Ph + 8,06 Ch + 5,67 Hm + 10,75 Cr + 18,21 Th. Nghiên cứu này góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc ở Di tích này.
Từ khóa: Dạng sống, Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, Đồng Tháp, thực vật làm thuốc

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp, 2016. Gò Tháp - Di tích Quốc gia đặc biệt, NXB Văn hóa - Văn nghệ, 288 trang.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 611 trang.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2015 về việc công bố Danh mục các khu bảo tồn. Hà Nội, Việt Nam, 1 trang nội dung & 16 trang Phụ lục.

Bộ Y tế, 2017. Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13/11/2017 ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc. Hà Nội, Việt Nam, 3 trang nội dung & 5 trang Phụ lục I & 1 trang Phụ lục II & 1 trang Phụ lục III.

Chính phủ Việt Nam, 2019. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 "Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp". Hà Nội, Việt Nam, 31 trang nội dung & 13 trang Danh mục & 33 trang Phụ lục.

Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB. Y Học, Hà Nội, 1274 trang.

IUCN, 2019. Red List of Threatened Species, International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources (https://www.iucnredlist.org/).

Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 165 trang.

Phạm Hoàng Hộ, 1999-2003. Cây cỏ Việt Nam, quyển 1, 2, 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 991 trang & 951 trang & 1020 trang.

Phạm Thị Thanh Mai, 2019. Đa dạng tài nguyên thực vật lớp Loa kèn (Liliopsida) ở Khu di tích Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 7: 85-91.

Phạm Thị Thanh Mai, 2019. Đa dạng hệ thực vật ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Sinh học, V41, số chuyên đề Hội nghị Khoa học Toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 8: 7-14.

Raunkiaer, C.,1934.Plant life forms, Claredon, Oxford, 632 trang.

Stern,K. R., Bidlack,J. E. andJansky,S. H., 2008. Introductory Plant Biology, Eleventh Edition, The McGraw-Hill Companies, Inc., 640 trang.

Takhtajan, A., 2009. Flowering Plants, Second Edition. Springer, 917 trang.

The Plant List Version 1.1 (2013).

Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến 2020, tầm nhìn đến 2030, số 1976/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014, 9 trang nội đung & 8 trang Phụ lục I & 6 trang Phụ lục II.

Viện Dược Liệu, 2016. Danh lục cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1191 trang.

Võ Văn Chi, 2007. Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB Giáo dục, 891 trang.

Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1-2, NXB Y học, 1.675 trang & 1.541 trang.

Võ Văn Chi, 2003-2004. Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1250 trang & 1447 trang.Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999-2002. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1-2, NXB Giáo dục, 817 trang & 1216 trang.