Nguyễn Khởi Nghĩa * , Đỗ Thành Luân , Nguyễn Hửu Thiện Trần Hoàng Ty

* Tác giả liên hệ (nknghia@ctu.edu.vn)

Abstract

Phenol, an aromatic organic compound with the molecular formula of C6H5OH, toxic to humans and all living things, is commonly found in waste water and sewage sludge. The study aimed at investigating the effect of some selected environmental factors on phenol degradation capability of three yeast strains isolated from the sediment samples of a pond collecting the wastewater from laboratories of College of Agriculture, Can Tho University. The investigation of the environmental factors including pH, temperature, salt concentration, protein source, and carbon source on degradation of phenol was carried out in the minimum salt medium containing 500 mg.L-1 phenol. The concentration of phenol in liquid medium was determined by colorimetric method with Folin - Clocalteu’s reagent at 758 nm. The results of the study showed that all three yeast isolates showed their high ability in phenol degradation under the following conditions including pH of the medium from 5 to 7, 30oC, and (NH4)2SO4 as nitrogen source for growing. They showed their high salinity tolerance up to to 1.5% NaCl. In short, the results indicated that these three yeast isolates have a high capacity in application to remediate phenol polluted soils and sediments. 
Keywords: Biodegradation, environmental factors, NaCl, phenol, yeast

Tóm tắt

Phenol là một hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử C6H5OH, có tính độc hại cho con người và động vật, thường được tìm thấy trong nước thải và bùn cống rãnh. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lên khả năng phân hủy phenol của ba dòng nấm men phân lập từ mẫu đất bùn đáy ao ở khu xả nước thải từ phòng thí nghiệm thuộc Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Việc khảo sát các yếu tố môi trường gồm pH, nhiệt độ, nồng độ muối, nguồn đạm và nguồn carbon được thực hiện trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng bổ sung 500 mg.L-1 phenol. Nồng độ phenol trong môi trường nuôi cấy lỏng được xác định bằng phương pháp so màu với thuốc thử Folin – Clocalteu’s ở bước sóng 758 nm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba dòng nấm men phân lập có khả năng phân hủy rất tốt phenol ở điều kiện môi trường pH từ 5 đến 7, khả năng chịu mặn lên đến 1,5% NaCl, nhiệt độ 30oC và nguồn đạm (NH4)2SO4. Tóm lại, kết quả cho thấy ba dòng nấm men thử nghiệm có tiềm năng ứng dụng cao trong việc xử lý đất và trầm tích ô nhiễm với phenol.
Từ khóa: NaCl, nấm men, phân hủy sinh học, phenol, yếu tố môi trường

Article Details

Tài liệu tham khảo

Moslem, A., Mehdi, H., and Arastoo, B.D. (2015). Isolation and characterization of phenol degrading bacteria from Midok copper mine at Shahrbabk provenance in Iran. Iranian Journal of Environmental Technology, 1(2), 21-34.

Bruce, R.M., Santodonato, J., & Neal, M.W. (1987). Summary Review of the Health Effects Associated With Phenol. Toxicology and Industrial Health, 3, 535 - 568.

Filipowicz, N., Momotko, M., Boczkaj, G., Pawlikowski, T., Wanarska, M., & Cieśliński, H. (2017). Isolation and Characterization of Phenol-Degrading Psychrotolerant Yeasts. Water, Air, and Soil Pollution, 228(6), 210.

Joseph, I., & Chandrika, V. (1999). Biodegradation of phenol using bacteria from different brackishwater habitats. Indian Journal of Marine Sciences, 28, 438-442.

Krallish, I., Gonta, S., Savenkova, L., Bergauer, P., & Margesin, R. (2006). Phenol degradation by immobilized cold-adapted yeast strains of Cryptococcus terreus and Rhodotorula creatinivora. Extremophiles, 10, 441-449.

Lê Thị NhiCông, Cung Thị Ngọc Mai & Nghiêm Ngọc Minh (2013). Một số yếu tố sinh lý sinh hóa ảnh hưởng lên khả năng tạo màng sinh học chủng nấm men Trichosporon asahii QN-B1 phân hủy phenol phân lập từ Hạ Long, Quảng Ninh. Tạp chí Sinh học Viên Hàn lâm KH & CN Việt Nam,35(3se), 106-113.

Phạm Hương Sơn, Đặng Xuyến Như & Phạm Văn Ty(1999). Một vài đặc điểm sinh học và khả năng phân hủy hydrocarbon của hai chủng nấm men Candida tropicalisHS-10 và HS-35. Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc,42, 170-176.

World Health Organization. (1998). Selected Non-Heterocyclic Polycyclic Aromatic Hydrocacbons, Geneva, 17, 883.