Võ Hồng Tú * Nguyễn Thùy Trang

* Tác giả liên hệ (vhtu@ctu.edu.vn)

Abstract

The internal credit is one of the important services for agricultural cooperatives, contributing to improving the production and business performance of both cooperatives and members. Based on the current situations, there have not been any internal credits due to difficulties in financial capital in Vinh Long province. The study conducted focus group interviews with 29 agricultural cooperatives and face-to-face interviews with 244 members of the cooperatives. The research results show that the majority of cooperatives (62.1%) and members (81.97%) were willing to establish and pay for the internal credits. OLS regression results show that participation in training and participation in unions and mass organizations have positive relationship while production experience has a negative effect on willingness to participate and pay for the internal credits. The study also proposed some specific recommendations to establish and develop the internal credit systems for agricultural cooperatives in Vinh Long province.
Keywords: Agricultural cooperatives, internal credit, OLS regression, willingness to participate

Tóm tắt

Quỹ tín dụng nội bộ (TDNB) là một trong những dịch vụ quan trọng đối với các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cả HTX và thành viên. Từ thực trạng các HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, quỹ TDNB chưa được thành lập do còn nhiều khó khăn về nguồn vốn tài chính. Kết quả phỏng vấn nhóm Hội đồng quản trị của 29 HTXNN và 244 thành viên của các HTXNN cho thấy phần lớn Hội đồng quản trị HTXNN và thành viên đều có nguyện vọng thành lập quỹ TDNB, cụ thể có đến 62,1% các HTX đồng ý thành lập quỹ và 81,97% thành viên sẽ sẵn sàng tham gia vào quỹ TDNB. Kết quả hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho thấy tham gia tập huấn và tham gia vào hội, đoàn thể có ảnh hưởng tỷ lệ thuận trong khi kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến sự sẵn lòng tham gia đóng góp cho quỹ TDNB. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số kiến nghị cụ thể để thành lập và phát triển quỹ TDNB cho các HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Từ khóa: Hồi quy OLS, Hợp tác xã nông nghiệp, Sự sẵn lòng tham gia, Tín dụng nội bộ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019). Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp thích ứng với cơ chế thị trường, ứng phó biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, ngày 16/04/2019, Đồng Tháp.

Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2020). Danh sách Hợp tác xã nông nghiệp – thủy sản 2019. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long.

Dương Ngọc Thành, Nguyễn Công Toàn &Hà Thị Thu Hà (2018). Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ,4(2018), 212-219.

Dương Ngọc Thành, Nguyễn Công Toàn, Nguyễn Quang Tuyến, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Lê Cảnh Dũng &Lâm Huôn (2016). Nghiên cứu năng lực, hiệu quả sản xuất và xu hướng phát triển HTXNN trong bối cản thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở ĐBSCL. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Trường Đại học Cần Thơ.

Hà Thị Thu Hà (2017). Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang(Luận văn thạc sĩ). Trường Đại học Cần Thơ.

Hoàng Tuấn (2019). Vì sao hợp tác xã ở Đồng bằng sông Cửu Long không lớn lên nổi? Thời báo Kinh tế Việt Nam. Ngày truy cập 05/09/2020. Địa chỉ http://vneconomy.vn/vi-sao-hop-tac-xa-o-dong-bang-song-cuu-long-khong-lon-len-noi-20190527094630006.htm.

Khai, H.V., & Yabe, M. (2015). Consumer preferences for agricultural products considering the value of biodiversity conservation in the Mekong Delta, Vietnam. Journal for Nature Conservation,25, 62-71.

Khưu Bảo Châu (2017). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp của nông hộ tỉnh Vĩnh Long(Luận văn thạc sĩ). Trường Đại học Cần Thơ.

Kontoleon, A., & Yabe, M. (2006). Market segmentation analysis of preferences for GM derived animal foods in the UK. Journal of Agricultural & Food Industrial Organization, 4(1).

Kotchen, M.J. (2005). Impure public goods and the comparative statics of environmentally friendly consumption. Journal of Environmental Economics and Management, 49(2), 281-300.

Mekong Connect (2019). Bắt mạch xu hướng thị trường định hướng cho nông sản đồng bằng. Kỷ yếu hội thảo, ngày 07/11/2019, Cần Thơ. Địa chỉ http://mekongconnect.vn/.

Nguyễn Công Bình (2011). Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp từ một số quốc gia. Nội san Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT 2, 1(2011).

Nguyễn Thanh Thửa(2018). Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp(Luận văn thạc sĩ). Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thùy Trang và Võ Hồng Tú (2016). Nhận thức và sự sẵn lòng đóng góp của nông hộ cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 46(2016), 96-103.

Nguyễn Thùy Trang &Võ Hồng Tú (2016). Nhận thức và sự sẵn lòng đóng góp của nông hộ cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 46c, 96-103.

Nguyễn Văn Đệ (2013). Phân tích hiệu quả hoạt động của hợp tác xã tại tỉnh Trà Vinh(Luận văn thạc sĩ). Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Song, Nguyễn Thị Ngọc Thương, Đào Thị Hồng Ngân, Phạm Thị Hương, Đỗ Thị Minh Thùy &Chử Đức Tuấn(2011). Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân vê dịch vụ thugom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(5), 853-860.

Nguyễn Văn Tuấn (2019). Phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu (Luận văn thạc sỹ). Trường Đại học Cần Thơ.

Phạm Thị Minh Nguyệt(2006). Giáo trình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Phan Trọng An(2007). Kinh nghiệm phát triển HTXNNNN ở Nhật Bản và bài học rút ra cho Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế, Thành Phố Đà Nẵng.

Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật Hợp tác xã, số 23/2012/QH13.

Tu, V. H., Can, N. D., Takahashi, Y., Kopp, S. W., & Yabe, M. (2018). Modelling the factors affecting the adoption of eco-friendly rice production in the Vietnamese Mekong Delta. Cogent Food & Agriculture, 4(1).