Trần Thị Trúc * , Trần Nhân Dũng , Bùi Thị Minh Diệu Đỗ Tấn Khang

* Tác giả liên hệTrần Thị Trúc

Abstract

This study was conducted to examine factors affecting the growth and development of mushroom (Panus giganteus (Berk.) Corner) by using the available sources of materials in Mekong Delta. P. giganteus was isolated in Mizuno, PDA and PDA supplied 20% coconut water. Seed medium included brown rice seed, corn seed and rice seed supplied with nutrients consisting of 3% rice bran, 3% corn flour and 1% lime powder. Substrates for culturing fruit body were rubber sawdust, coconut fiber, bagasse and straw combined with different ratio. The results showed that mycelium of P. giganteus grew fast on Mizuno medium (7.95 cm) compared to PDA (6.18 cm) and PDA supplied 20% coconut water (7.71 cm) after 10 days. The mycelium showed the best growth on brown rice seed (12.12 cm), following by corn seed (11.77 cm) and rice seed (8.70 cm) after 24 days. The best productivity of fruit body was shown in 70% bagasse combined 30% straw (127.92 g fresh weight/bag (400 g substrate), biological efficiency 79.75%), following is 100% bagasse (123.16 g/bag, biological efficiency 76.98%). However, polysaccharide contents of the treatments were not statically different at 5%.
Keywords: Baggase, brown rice seed, Panus giganteus (Berk.) Corner, sawdust

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm chân dài (Panus giganteus (Berk.) Corner) trên một số nguồn nguyên liệu có sẵn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nấm được phân lập trên môi trường Mizuno, PDA và PDA có bổ sung 20% nước dừa. Môi trường hạt bao gồm hạt gạo lức, hạt bắp và hạt lúa kết hợp với dinh dưỡng bổ sung là 3% cám gạo, 3% bột bắp và 1% vôi bột. Cơ chất trồng quả thể là mạt cưa cao su, mụn dừa, bã mía và rơm được phối trộn theo các tỉ lệ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tơ nấm lan nhanh nhất trên môi trường phân lập Mizuno (7,95 cm) so với môi trường PDA (6,18 cm) và PDA bổ sung 20% nước dừa (7,71 cm) ở ngày thứ 10. Đối với môi trường hạt, tơ nấm cho thấy sự phát triển tốt nhất trên môi trường hạt gạo lức (12,20 cm), tiếp đến là hạt bắp (11,77 cm) và hạt lúa (8,70 cm) sau 24 ngày. Năng suất nấm cao nhất đối với cơ chất trồng nấm là 70% bã mía bổ sung 30% rơm (127,92 g nấm tươi/bịch (400 g nguyên liệu), hiệu suất sinh học đạt 79,75%), tiếp theo là 100% bã mía (123,16 g/bịch, hiệu suất sinh học đạt 76,98%). Tuy nhiên, hàm lượng polysaccharide giữa các thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Từ khóa: Bã mía, hạt gạo lức, mạt cưa, nấm chân dài, Panus giganteus (Berk.) Corner

Article Details

Tài liệu tham khảo

Adenipekun, C.O. and Gbolagade, J.S., 2006. Nutritinal requyrament of Pleurotus florida (Mont.) Singer, A Nigerian mushroom, Pakistan Journal of Nutrition. 5(6): 597-600.

Arun, I. and Anita, R., 2010. Studies cultivation and biological effeciency of mushrooms grown on different agro-residues, Innovative Romanian Food Biotechnology. 6: 25-28.

Chang, ST., 1990. Future trends in cultivation of alternative mushrooms. Mush. J. 215: 422-423.

Garder, M. and Bruns T., 1993. ITS primer with enhanced speificity for basidiomycetes - application to the identification of mycorrhizae and rust. Mol. Ecol. 2: 113 - 118.

Mane, V.P., Patil, S.S., Syed, A.A. and Baig, M.M.V., 2007. Bioconversion of low quality lignocellulosic agricultural waste into edible protein by Pleurotus sajor-caju (Fr.) Singer. J. Zhejiang Univ Sci B. 8(10): 745-51.

Ngô Xuân Nghiễn và Nguyễn Thị Bích Thùy, 2016. Nghiên cứu nhân giống nấm chân dài (Clitocybe maxima (Gartn. Ex Mey.:Fr.) Quesl. Dạng dịch thể. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam. 14(11): 1817-1824.

Nguyễn Lân Dũng, 2007. Công nghệ trồng nấm - Tập 2. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 215 - 220.

Nguyễn Thị Bích Thùy, Ngô Xuân Nghiễn, Cồ Thị Thùy Vân và Trịnh Tam Kiệt, 2009. Nghiên cứu sự mọc và hình thành quả thể nấm cốc lớn Clitocybe maxima (Gartn. Ex mey.: fr) Quel, 5: 43 - 45.

Nguyễn Thị Thu Hà, 2003. Nghiên cứu tận dụng mạt dừa để trồng nấm bào ngư (Pleurotus sajor-caju), Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Khoa học ngành Vi sinh-Sinh học Phân tử, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 34-38.

Patil, S.S. Ahmed, S.A., Telang, S.M., and Baig, M.M.V., 2010. The nutritional value of Pleurotus ostreatus cultivated on different lignocellulose Agro-waste, Innovative Romanian Food Biotechnology, 7: 66-76.

Phan Quốc Nam, 2016. Nghiên cứu quy trình trồng thử nghiệm nấm chân dài trên cơ chất bã mía. Tạp chí khoa học Trường đại học Trà Vinh. 22: 114-119.

Trầm Thị Thanh Hương, 2009. Khảo sát chỉ số C/N ở nguyên liệu trồng nấm phồ biến hiện nay đối với nấm bào ngư Pleurotus, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 61 trang.

White, T.J., Bruns, T., Lee,S. and Taylor, J.W., 1990. Amplification and direct sequencing of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics. In: PCR Protocols: A Guide to Methods and Applications, eds. Innis, M. A., D. H. Gelfand, J. J. Sninsky, and T. J. White. Academic Press, Inc., New York. 315-322.