Dương Thị Bích * , Nguyễn Văn Bá , Huỳnh Ngọc Trung Dung , Trì Kim Ngọc Lê Phượng Hiệp

* Tác giả liên hệ (ngocbichtd10@gmail.com)

Abstract

Calabura (Muntingia calabura L.) is a species of wild plants which is also grown as an shade tree in the Mekong Delta. However, the study of characterization of this plant is still limited. The aim of this study was to investigate antioxidant and antibacterial activity properties of calabura leaves extract by ethanol 96%. The antioxidant was tested by DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) method. The antimocrobia was tested by well diffusion agar method with indicator bacteria including Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus and Staphylococcus epidermidis isolated from acne skin. The results showed that the antioxidant activity at the concentration of 250 μg/mL of ethanol was 91.38%, corresponding to IC50 was 34.26 μg/mL. The antioxidant ability was 1.8 times lower than that of vitamin C (IC50 = 18.18 µg/mL). The antibacterial activity of calabura leaves at concentration 50 mg/mL on P. acnes with average inhibition diameter was 16.33±2.08 mm, S. aureus was 12.33±1.52 mm and S. epidermidis was 15.33±0.57 mm. The MIC value of P. acnes was 10mg/mL. The MIC of was at 12.5 mg/mL. With the above results, the continued isolation and determination of antioxidant and antibacterial componds from calabura leaves is an interesting issue that can continue to be studied.
Keywords: Antioxidants, Muntingia calabura L, P. acnes, S. aureus, S. epidermidis 

Tóm tắt

Cây trứng cá (Muntingia calabura L.) là loài cây mọc hoang hoặc được trồng để lấy bóng mát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá cây này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, đề tài khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn của lá trứng cá được thực hiện. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết toàn phần từ lá trứng cá với ethanol 96% bằng phương pháp trung hòa gốc tự do của DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Khảo sát sự ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis phân lập từ da của người bị mụn trứng cá bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao nhất của cao lá trứng cá là 91,38% ở nồng độ 250 µg/mL và IC50 là 34,26 µg/mL thấp hơn vitamin C 1,8 lần (IC50 của vitamin C là 18,18 µg/mL). Khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes với đường kính vòng vô khuẩn là 16,33±2,08 mm, Staphylococcus aureus là 12,3 ±1,52 mm và Staphylococcus epidermidis là 15,33±0,57 mm ở nồng độ cao 50 mg/mL. Giá trị MIC (Minimal Inhibitory Concentration) của Propionibacterium acnes là 10mg/mL, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis là 12,5 mg/mL. Với kết quả trên, việc tiếp tục phân lập và xác định hoạt chất chống oxy hóa và kháng khuẩn từ lá trứng cá là vấn đề lý thú có thể tiếp tục được nghiên cứu.
Từ khóa: Chống oxy hóa, lá trứng cá, P. Acnes, S. aureus, S. epidermidis

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chanda, S. and Dave, R., 2009. In vitro models for antioxidant activity evaluation and some medicinal plants possessing antioxidant properties: An overview. African Journal of Microbiology Research. 3: 981-996.

Chen, J.J., Lee, H.H., Duh, C.Y. and Chen I.S., 2005. Cytotoxic chalcones and flavonoids from the leaves of Muntingia calabura. PlantaMod. 7: 970-973.

Cushnie, T.P.T. and Andrew, J.L., 2005. Antimicrobial activity of flavonoid. International Journal of Antimicrobial Agent. 26: 343-356.

Gotz, F., Bannerman, T. and Schleifer, K.E., 2006. The Genera Staphylococcus and Macrococcus, In Dworki, M. (Editor-Chief). Prokaryotes - A Handbook on the Biology of Bacteria 3rd ed. 4: 5-75.

Lobo, V., Patil, A., Phatak, A. and Chandra, N., 2010. Free radicals, antioxidants andfunction food: Impact on human healt. Pharmacognosy Review. 4: 118-126.

Marla, S.R., Shailaja, D. and Polugari, R., 2016. Isolation and Molecular Characterization of acne causing Propionibacterium acnes. International Journal of Scientific and Research Publications. 6: 809-814.

Moharram, H.A. and Youssef, M.M., 2012. Methods for Total Antioxidant Activity Determination: A Review. Biochemistry and Analytical Biochemistry. 1: 106.

Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007. Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. TPHCM, 527 trang.

Keneda, N., Pezzuto, J.M., Soejarto, D.D. et al., 1991. New cytotoxic flavonoids from Muntingia calabura L. roots. Plant anticancer agents. 54: 196-206.

Kishishita, M., Shijima, T. U., Ozaki, Y. and Ito, Y., 1980. New Medium for Isolating Propionibacteria and Its Application to Assay of Normal Flora of Human Facial Skin. Applied and environment Microbiolog. 40: 1100-1105.

Prakash, A., Rigelhof, F. and Miller, E., 2000. Antioxidant activity. Analytical progress Medallion Laboratories. 1–4.

Rosenbach, F.J., 1884. Mikro-Organismen bei den Wund-Infections-Krankheiten des Menschen. J. F. Bergman. 19-21.

Su, B.N., Jung Park, E., Vigo, J.G. et al., 2003. Activity-guided isolation of chemical constiflents of Muntingia calabura using a quinone reductase induction assay. Pytochemistry. 63: 335-341.

Wojdylo, A., Oszmianski, J., and Czemerys, R., 2007, Antioxidant activity and phenolic compounds in 32 selected herbs. Food Chemistry.105: 940–949.