Nguyễn Thị Phi Oanh * Nguyễn Thị Trúc Mai

* Tác giả liên hệ (ntpoanh@ctu.edu.vn)

Abstract

In the nitrogen cycle, nitrite is produced by the biological oxidation of ammonium under aerobic condition. Ammonium accumulated in aquaculture ponds due to feed leftovers and wastes is oxidized to nitrite by bacteria. Increased concentration of nitrite in ponds poses toxic effects to fish, shrimp resulting in low yield and quality. This study aimed at isolation and screen for indigenous bacteria capable of effectively transforming nitrite. Sixteen bacterial isolates were isolated from water and sediment samples collected in shrimp ponds in Bac Lieu. These isolates grew in liquid minimal salt medium supplemented with NaNO2as the only nitrogen source. The data showed that isolates BLS1.3, BLW2.2 and BLW2.4 were able to transform nitrite with higher efficiency than the others (>56.3%) after 7 days of incubation. Among the three isolates, BLW2.2 was the most potential one for the conversion of nitrite, obtaining 97.2% after 3 days of inoculation.
Keywords: Aquaculture ponds, Griess method, isolation, nitrite transforming bacteria

Tóm tắt

Trong chu trình nitơ, nitrite được sinh ra từ sự oxy hóa sinh học ammonium trong điều kiện hiếu khí. Ammonium hiện diện trong ao nuôi thủy sản có nguồn gốc từ thức ăn thừa và từ chất thải của tôm, cá được vi khuẩn trong nước chuyển hóa thành nitrite. Nitrite tích tụ trong ao nuôi sẽ gây độc cho tôm, cá từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng chuyển hóa nitrite hiệu quả. Mười sáu dòng vi khuẩn phát triển trong môi trường khoáng tối thiểu có bổ sung NaNO2 đã được phân lập từ  mẫu nước và mẫu bùn thu tại các ao nuôi tôm ở Bạc Liêu. Kết quả khảo sát cho thấy ba dòng vi khuẩn gồm BLS1.3, BLW2.2 và BLW2.4 có khả năng chuyển hóa nitrite cao hơn so với các dòng còn lại, đạt trên 56,3% sau bảy ngày nuôi cấy, trong đó dòng vi khuẩn BLW2.2 có hiệu suất chuyển hóa nitrite cao nhất, đạt 97,2% sau ba ngày nuôi cấy.
Từ khóa: ao nuôi thủy sản, phân lập, phương pháp Griess, vi khuẩn chuyển hóa nitrite

Article Details

Tài liệu tham khảo

APHA, American Public Health Association, 2001. Standard methods for the examination of water and wastewater. 20thed., American Public Health Association, Washington DC.

Breugelmans, P., 2005. Protocol for media preparation. In: Protocol: Media preparation. Division Soil and Water Management, KULeuven, Belgium.

Coico, R., 2005. Gram staining. Current Protocols in Microbiology Appendix 3: Appendix 3C. doi: 10.1002/9780471729259.mca03cs00.

Funge-Smith, S.J. and Briggs, M.R.P., 1998. Nutrient budgets in intensive shrimp ponds: implications for sustainability. Aquaculture. 164(1): 117-133.

Jensen, F.B.,2003. Nitrite disrupts multiple physiologicalfunctions in aquatic animals. Comparative Biochemistry and Physiology, Part A: Molecular & Integrative Physiology. 135(1): 9-24.

Lê Văn Cát, 2007. Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơvà photpho. NXB Khoa học Tựnhiên và Công nghệ Hà Nội. 653 trang.

Ma,S., Zhang, D., Zhang W., and Wang Y., 2014. Ammonia stimulates growth and nitrite-oxidizing activity of Nitrobacter winogradskyi. Biotechnology and Biotechnological Equipment. 28(1):27-32.

Ngô Thị Kim Toán, 2012. Nghiên cứu phân lập tuyển chọn các chủng vi sinh vật ứngdụng xử lý nước thải giàu nitơ, photpho. Luận văn thạc sĩ khoa học. Đại học Quốcgia Hà Nội. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Trần Phương Thảo, Trần Thị Phương Hằng, Nguyễn Thanh Phương, Mark Bayley và Đỗ Thị Thanh Hương, 2017. Ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá ba sa (Pangasius bocourti). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52: 93-102.

Phạm Thị Tuyết Ngân và Nguyễn Hữu Hiệp, 2010. Biến động mật độ vi khuẩn hữu íchtrong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh. Tạp chí Khoa học TrườngĐại học Cần Thơ. 14: 166-176.

Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Nhân Dũng và Dương Minh Viễn, 2011.Khảo sát mật độ và sự đa dạng của vi khuẩn nitrate hóa trong ao nuôi tôm. Tạp chí Khoa học TrườngĐại học Cần Thơ. 20b: 69-78.

Phạm Thị Tuyết Ngân, 2012. Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển hóa đạm trong bùn đáy ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Luận án tiến sĩ thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

Sahu, B.C., Adhikari S., and Dey L., 2013. Carbon, nitrogen and phosphorus budget in shrimp

(Penaeus monodon) culture ponds in eastern India. Aquaculture International. 21(2): 453-466.

Trần Ngọc Hùng và Huỳnh Thị Kim Trang, 2017. Phân lập và thử nghiệm khả năng xử lý nitrite trong nước rỉ rác của vi khuẩn Nitrobactersp. Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một. 3(34): 55-61.