Trần Văn Hâu * , Lê Thị Yến Như Trần Sỹ Hiếu

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was aimed to determine the biological characteristics relating to flowering, and fruit development of Ri-6, a recently favorite and popular durian variety. Observations were implemented on 6 Ri-6 trees at the age of 7-year-old located in Ngu Hiep commune, Cai Lay district, Tien Giang province from Apr. 2017 to Jan. 2018. Results showed that anthesis prolonged within 25 days since that of the first flower detected. Anthesis occurred at 4-5 PM and primarily on the 4-12th day of the process with a peak on the 6th day.  Fruit set ratio was 82%. Fruit development occurred within 97 days since fruit set (DSFS). Young fruit abscission took place mostly from 0-14 DSFS (71.7%). Fruit developed through three stages, viz. stationary (0-14 DSFS), fast growing (42-70 DSFS), and mature-ripening stage (70-97 DSFS). Fruit flesh started to grow from 42 DSFS. Fruit reached to the maximum growing rate on 56 DSFS. At harvesting time, average fruit weight is 2,985.0 ± 503.1 g, with 31.6% of edible portion. The percentage of seedless fruit was 29.5%. Physiological disorders (14.4% of locules and 14.2% of pulp units) were observed at 70-97 DSFS.
Keywords: Ri-6, Durio zibethinus Murr., Fruit development, Tip burn

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm xác định đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái giống sầu riêng Ri-6, là giống đang được ưa chuộng và trồng phổ biến hiện nay. Thí nghiệm được thực hiện trên 6 cây sầu riêng Ri-6 7 năm tuổi được trồng tại xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang từ tháng 4/2017 đến tháng 1/2018. Kết quả cho thấy quá trình nở hoa kéo dài trong 25 ngày bắt đầu từ khi hoa đầu tiên nở . Hoa nở vào thời điểm 16:00-17:00 giờ trong ngày, nở rộ từ ngày thứ 4-12 và hoa nở cao nhất vào ngày thứ 6. Tỷ lệ hoa đậu trái đạt 82%. Quá trình phát triển trái diễn ra trong 97 ngày sau khi đậu trái (NSĐT), hiện tượng rụng trái non xảy ra tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 0-14 NSĐT (71,7%). Trái sầu riêng phát triển qua ba giai đoạn, giai đoạn phát triển chậm (0-42 NSĐT), giai đoạn phát triển nhanh (42-70 NSĐT) và giai đoạn trưởng thành và chín (70-97 NSĐT). Thịt trái bắt đầu phát triển ở giai đoạn 42 NSĐT, trái tăng trưởng nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn 56 NSĐT. Ở thời điểm thu hoạch, trái có trọng lượng trung bình 2.985,0 ± 503,1 g, tỷ lệ ăn được của trái chiếm 31,6% khối lượng. Trái có tỷ lệ hạt lép chiếm 29,5%. Hiện tượng cháy múi xuất hiện ở giai đoạn 70-97 NSĐT với tỷ lệ 14,4% số hộc/trái và 14,2% số múi.
Từ khóa: Cháy múi, Durio zibethinus Murr., Ri-6, phát triển trái

Article Details

Tài liệu tham khảo

Baldry, J., Dougan, J. and Howard, C.E., 1972. Volatile flavoring constituents of durian. Phytochemistry, 11(6), 2081-2084.

Bùi Thanh Liêm, 2014. Điều tra và khảo sát hiện tượng rối loạn sinh lý và các yếu tố liên quan đến phẩm chất trái sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) ở Chợ Lách, Bến Tre. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Trường Đại học Cần Thơ. Trang 38-56.

Cheyglinted, S., 1993. The effect of ethephon on physico-chemical changes during the ripening of Chanee durian (Durio zibethinusMurray) harvested at different maturity stages. M.Sc. Thesis, University of the Philippines, Los Banos, College, Laguna, Philippines.

Dương Thị Cẩm Nhung, 2016. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xông khí ethylene đến quá trình chín quả sầu riêng Ri 6. Luận văn Cao học. Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

Lim, T.K. and L. Luders, 1997. Boosting Durian Productivity. RIRDC Project DNT-13 A. Horticulture Division, Deparment of Primary Industry and Fisheries, Darwin NT 0801, Australia. 16 7pages.

Nafsi, N., 2007. Diversity analysis of durian (Durio zibethinus Murr.) varieties using microsatellite markers. Thesis School of Bioscience and Biotechnology, Bandung Institute of Technology. Bandung. Indonesia.

Nakasone, H.Y. and R.E. Paull, 1998. Durian. In: H.Y Nakasone and R.E Paull (Eds.). Tropical Fruits. CAB International. Wallingford, pp. 341-351.

Nanthachai, S, 1994. Introduction. P. 1-6. InDurian: Fruit Development, Postharvest Physiology, Handling and Marketing in ASEAN. Nanthachai, S. (Ed.) Asian Food Handling Bureau. Kula Lumpur, Malaysia. 156 pages.

Nguyễn Minh Chơn, Phan Thị Bích Trâm và Nguyễn Thị Thu Thủy, 2005. Giáo trình thực tập sinh hóa. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ. Tài liệu lưu hành nội bộ. Trang 33-35.

Nguyễn Ngọc Thi, Phạm Ngọc Liễu, Lê Quốc Điền và Nguyễn Minh Châu, 2003. Kết quả tuyển chọn giống sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre (Chín Hóa) và Ri 6 (Sáu Ri). Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả 2001-2002, Viện NC Cây Ăn Quả Miền Nam. NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trang 150-156.

Nguyễn Nhật Trường, Nguyễn Ngọc Thi, Đào Thị Bé Bảy, và ctv., 2005. Kết quả tuyển chọn giống sầu riêng RI 6. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau hoa quả 2003-2004, Viện NC Cây Ăn Quả Miền Nam. NXB. Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trang 99-109.

Nguyễn Thị Bích Vân, 2001. Tăng khả năng đậu trái của sầu riêng Sữa Hột Lép Cái Mơn bằng biện pháp thụ phấn nhân tạo bổ sung. Luận văn Thạc Sĩ. Trường đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ

Pauziah, M., Ahmad Tarmizi, S. and Hamilah, H., 1990. Evaluation of fruit quality of hand harvested durian D24. Teknol. Buah-buahan. 6: p. 5-6.

Ramingwong, K., 1982. Past, present and suggested future research Durian with example of research and production in Thailand. Research Management in Asia and Pacific. pp. 175-186.

Sapii, A. and S. Nanthachai, 1994. Fruit growth and development. P. 44-57. InDurian: Fruit Development, Postharvest Physiology, Handling and Marketing in ASEAN. Ed. Nanthachai, S. Asian Food Handling Bureau. Kuala Lumpur, Malaysia. 156 pages.

Trần Văn Hâu, 2016. Cơ sở khoa học cải thiện năng suất và phẩm chất trái sầu riêng (Durio zibethinusMurr.). Trong:Cơ sở cải thiện năng suất và chất lượng cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long. Chủ biên Lê văn Hòa và Nguyễn Bảo Vệ. Trang 193-208. Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, Việt Nam.

Trần Văn Hâu, Châu Trùng Dương và Bùi Công Luận, 2009. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch đến phẩm chất trái sầu riêng Monthong (Durio zibethinusMurr.) tại Chợ Lách, Bến Tre. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 11b, trang 225-234

Vũ Công Hậu, 2000. Trồng cây ăn trái ở Việt Nam. NXB nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. 490 trang.

Yacoob, O. and Subhadrabandhu, S. 1995. The production of economic fruits in South-East Asia. p. 90-108. Oxford Univ. The UK. Press. 419 pages.