Nguyễn Thanh Long *

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

Studying on basa catfish (Pangasius bocourti) cultured in cage system in An Giang province was conducted from May to October 2018 through interviewing 55 households in Chau Doc city (20 households), Tan Chau district (20 households) and An Phu district (15 households) culturing basa about technical and economic aspects and advantages and disadvantages of basa cage system. The results showed that each farming household had 3.36 cages with average volume of 623 m3/cage. Fingering fish has the size and stocking density of 61.9 g/fish and 151 fish/m3 respectively. After a culture period of 308 days, the fish reached an average size of 940 g/fish, yield of 1,457 kg/10 m3/crop, achieved a survival rate of 89.1% and an FCR of 1.85. The cost of investing in cage farming is very high, averaging 19.8 million VND/10 m3. With the total cost for 1 crop is 33.3 million VND/10 m3/crop, farmers get profit of 10.75 million VND/10 m3/crop and the benefit ratio is 0.32 times. The greatest difficulties of catfish farming in cage are polluted water, unstable selling price and lack of investment capital for production.
Keywords: An Giang, basa catfish, cage culture, financial, technique

Tóm tắt

Nghiên cứu mô hình nuôi ba sa trong bè ở tỉnh An Giang được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2018 thông qua phỏng vấn trực tiếp 55 hộ nuôi cá ba sa trong bè ở thành phố Châu Đốc (20 hộ), huyện Tân Châu (20 hộ) và huyện An Phú (15 hộ) tỉnh An Giang với các nội dung về khía cạnh kỹ thuật, tài chính và xác định những thuận lợi khó khăn của mô hình nuôi cá ba sa trong bè. Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi hộ nuôi có 3,36 bè/hộ, với thể tích mỗi bè trung bình là 623 m3. Cá giống thả nuôi có kích cỡ và mật độ thả nuôi lần lượt là 61,9 g/con và 151 con/m3. Sau thời gian nuôi là 308 ngày, cá đạt kích cỡ trung bình 940 g/con, năng suất 1.457 kg/10 m3/vụ, đạt tỉ lệ sống 89,1% và FCR là 1,85. Đầu tư cho mô hình nuôi cá ba sa trong bè rất cao, trung bình 19,8 triệu đồng/10 m3. Với tổng chi phí cho 1 vụ nuôi là 33,3 triệu đồng/10 m3/vụ, người nuôi đạt lợi nhuận là 10,75 triệu đồng/10 m3/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 0,32 lần. Khó khăn lớn nhất của nghề nuôi cá ba sa trong bè là nguồn nước bị ô nhiễm, giá bán không ổn định và thiếu vốn đầu tư sản xuất.
Từ khóa: An Giang, cá ba sa, kỹ thuật, nuôi bè, tài chính

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chi cục thủy sản tỉnh An Giang, 2017. Báo cáo tổng kết hoạt động thủy sản năm 2016. 12 trang.

Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lam Mỹ Lan, 2014. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ, 211 trang.

Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009. Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc (Channa micropeltesvà Channa striatus) ở đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Thủy sản toàn quốc. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh: 436-447.

Nguyễn Thanh Tuyến, 2012. Kỹ thuật nuôi cá tra và cá ba sa trong bè. Nhà xuất bản Thanh niên. Hà Nội, 135 trang.

Nguyễn Thị Hồng, 2014. Kỹ thuật nuôi cá tra và cá ba sa trong bè. Nhà xuất bản Thanh Hóa. Thanh hoá, 128 trang.

Tổng cục Thống kê, 2018. Niên giám Thống kê 2017. Nhà Xuất bản Thống kê. Hà Nội, 998 trang.