Lê Thị Minh Thủy * Trương Thị Mộng Thu

* Tác giả liên hệ (ltmthuy@ctu.edu.vn)

Abstract

The effects of chitosan films with lime leaf extract on the quality of knifefish paste (Chitala chitala) at cold storage (4±1ºC) were examined. The results showed that the ratio 1:1.5 of leaf and distilled water (w/v) reached the highest antioxidant activity based on the total polyphenol content (170 mgGAE/g), flavonoid compounds (63.2 μgQE/g) and the free radical DPPH inhibition (IC50= 171 µg/mL). After 15 days of storage, the control samples (wrapped in chitosan film only) and the samples wrapped in 4% lime leaf extract added chitosan film maintained the sensory qualification (11.8 and 13.8, respectively) and the total microbial in permission limit (8.17x105 and 6.69x105 cfu/g, respectively). The results of peroxide value (PV) analysis indicated that PV of the treated samples by 4% lime leaf extract added chitosan film chitosan film (0.607 meq/kg) was lower than the control samples (1.29 meq/kg) after 12 days of reservation. The combination of chitosan film and natural compounds extracted from plants can extend the storage time of fish paste products.
Keywords: Antioxidant activity, chitosan film, cold storage, lime leaf, knifefish

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khảo sát ảnh hưởng của màng chitosan kết hợp với dịch chiết lá chanh (Citrus aurantiifolia) đến chất lượng chả cá thác lác (Chitala chitala) trong quá trình bảo quản lạnh (4±1ºC). Kết quả đạt được cho thấy dịch chiết lá chanh được chiết tách với tỉ lệ lá chanh : nước cất (w/v) là 1:1,5 trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng cho hiệu quả chống oxy hoá tối ưu với hàm lượng polyphenol, hàm lượng flavonoid và chỉ số IC50 đạt lần lượt là 170 mgGAE/g, 63,2 μgQE/g và 171 µg/mL. Sau 15 ngày bảo quản lạnh, mẫu đối chứng và mẫu bao gói bằng màng bao chitosan kết hợp 4% dịch chiết chanh vẫn giữ được giá trị cảm quan (11,8 và 13,8 điểm) và vi sinh nằm trong giới hạn cho phép (8,2x105 và 6,7x105 cfu/g). Khả năng hạn chế sự oxy hoá lipid trong quá trình bảo quản thông qua chỉ số PV cho thấy màng có bổ sung dịch chiết lá chanh có chỉ số PV là 0,607 meq/kg thấp so với mẫu đối chứng là 1,29 meq/kg. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, khuynh hướng kết hợp giữa màng chitosan với các hợp chất tự nhiên từ thực vật có thể kéo dài thời gian bảo quản các sản phẩm thuỷ sản.
Từ khóa: bảo quản lạnh, cá thác lác, hiệu quả chống oxi hoá, lá chanh, màng chitosan

Article Details

Tài liệu tham khảo

Sự thay đổi hàm lượng polyphenol và flavonoid, cũng như hoạt tính chống oxy hoá của dịch chiết lá chanh (IC50) khi được trích ly trong nước cất ở các tỉ lệ nước khác nhau được thể hiện ở bảng 1.

Bảng 1: Ảnh hưởng của các tỉ lệ nước cất khác nhau đến hàm lượng polyphenol, hàm lượng flavonoid tổng số, hoạt tính chống oxy hóa (IC50) của dịch chiết lá chanh

Ghi chú: những chữ cái khác nhau (a ≠ b≠ c) trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nhưng những chữ cái giống nhau (a # ab và ab # b) trong cùng một cột thì không khác biệt. Số liệu được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (n=3).

Kết quả từ bảng 1 cho thấy khi tăng tỉ lệ nước cất từ 1:1 lên 1,5:1 thì hàm lượng polyphenol tăng mạnh từ 86,9 lên 170 mg GAE/g và tương tự hàm lượng flavonoid tổng số cũng tăng từ 53,8 đến 63,2 μgQE/g. Và khi tăng tỉ lệ lá chanh : nước cất lên 1:2 thì hàm lượng polyphenol và hàm lượng flavonoid đều giảm dần lần lượt còn 151 và 45,7 μgQE/g. Nguyên nhân là do ở tỉ lệ nước thích hợp sẽ dễ dàng thẩm thấu vào nguyên liệu và hòa tan các cấu tử cần trích ly nên lượng polyphenol trong dịch chiết càng cao, nhưng ở một giới hạn nhất định thì hàm lượng polyphenol thu được sẽ tăng lên không đáng kể dù tăng lượng dung môi (Phạm Ngọc Khôi và NguyễnThị MỹDuyên, 2017). So với công bố của NguyễnXuân Duy và NguyễnAnh Tuấn (2013) thì hàm lượng polyphenol của dịch chiết nha đam và lá sả lần lượt là 1769 và 919 μL/mL, còn lá trầu không và tía tô dao động từ 22-77,5 μL/mL.Nhưng so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Khôi và NguyễnThị MỹDuyên (2017) thì khi sử dụng nước làm dung môi để tách chiết các hợp chất polyphenol từ vỏ thân cây quao nước (Dolichandronespathacea) lại cho hàm lượng flavonoid khá thấp (khoảng 40 μgQE/g) so với các dung môi hữu cơ khác như ethanol 99,9% là 316 μgQE/g.

Kết quả khả năng khử gốc tự do DPPH được thể hiện thông qua chỉ số IC50là một giá trị dùng để đánh giá khả năng chống oxy hóa mạnh hoặc yếu của mẫu khảo sát (Moon và Shibamoto, 2009) được định nghĩa là nồng độ của mẫu mà tại đó nó có thể ức chế 50% gốc tự do, hoặc tế bào, hoặc enzyme, mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC50sẽ càng thấp. Ở đây, khi tăng tỉ lệ lá chanh: nước cất từ 1:1 lên đến 1:1,5 thì giá trị IC50 tăng từ 155 lên 171 và giảm nhẹ còn 160 µg/mL ở tỉ lệ 1:2 (w/v), tức là khả năng khử gốc tự do của dịch chiết giảm dần khi tăng tỉ lệ nước cất. Có thể thấy mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng polyphenol với khả năng khử gốc tự do DPPH (Butsatvà Siriamornpun, 2016), khi tăng đến tỉ lệ nước nhất định thì khả năng khử gốc tự do cũng giảm và không tăng lên. Kết quả khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết lá chanh cao hơn kết quả nghiên cứu của NguyễnVăn Lợi và ctv. (2014) trên đối tượng tinh dầu lá chanh bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước với khả năng khử là 43,2%. Trong khi tinh dầu chiết xuất từ vỏ chanh bằng phương pháp ép lạnh cũng cho khả năng khử gốc tự do nhỏ hơn cụ thể là 15,2±0,011% (Lin et al., 2009). Ở thí nghiệm này chọn tỉ lệ lá chanh: nước cất (w/v) là 1:1,5 để chiết tách lấy dịch vì vừa an toàn, tiết kiệm, được sử dụng phổ biến (Yilmaz and Toledo, 2006), đồng thời cho hiệu quả chống oxy hóa của dịch chiết tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với các tỉ lệ còn lại (p < 0,05). Cụ thể là hàm lượng polyphenol, hàm lượng flavonoid và giá trị IC50đạt lần lượt là 170 mg GAE/g, 63,2 μgQE/g và IC50= 171 µg/mL.

Kêt quả ảnh hưởng của dịch chiết lá chanh đến tính chất cơ lý của màng chitosan được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Kết quả độ bền kéo và độ giãn dài của màng chitosan

Kết quả đo độ giãn của màng cho thấy độ giãn của màng chitosan có phối trộn dịch chiết chanh là 4,5% thấp hơn khoảng 4 lần so với mẫu màng chitosan đối chứng. Tương tự độ bền kéo của màng đối chứng là 50,1 MPa giảm còn 38,7 MPa khi phối trộn dịch chiết chanh. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Minh Thuỷ (2008) khi phối trộn gelatin vào dung dịch chitosan. Còn so với nghiên cứu của Pranotoet al.(2005) cho rằng, bổ sung một số tác nhân kháng khuẩn như dầu tỏi, potassium sorbate, nisin vào màng chitosan thì thấy các tác nhân kháng khuẩn này ở nồng độ phối trộn vào càng cao thì độ giãn của màng càng tăng. Nguyên nhân khi bổ sung dịch chiết lá chanh làm ảnh hưởng mật độ các liên kết chéo của chuỗi polymer trong cấu trúc chitosan dẫn đến sự giảm các giá trị cơ lý (Bhuvaneshwariet al., 2012). Điều này phù hợp với kết quả của Niamsaand Baimark(2009) độ bền kéo của màng chitosan giảm khi tỉ lệ lactic acid tăng.

Những biến đổi về chất lượng của việc sử dụng màng chitosan thông thường và màng chitosan có bổ sung dịch chiết lá chanh để làm màng bao bảo quản chả cá thác lác trong điều kiện lạnh (4±1ºC) được thể hiện trong bảng 3 và bảng 4

Bảng 3 và bảng 4 thể hiện sự ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh (4±1ºC) đến khả năng kháng khuẩn, giá trị cảm quan và sự oxy hóa chất béo của chả cá thác lác bao gói bằng màng bao chitosan bổ sung và không bổ sung dịch chiết lá chanh.

Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh đến sự phát triển của vi sinh vật và chất lượng cảm quan của sản phẩm chả cá thác lác

Ghi chú: những chữ cái khác nhau (a ≠ b≠ c) trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nhưng những chữ cái giống nhau (a # ab và ab # b) trong cùng một cột thì không khác biệt. Số liệu được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (n=3).

X: sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng.

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3 có thể thấy cả 3 mẫu chả cá đều có giá trị cảm quan khá tốt (> 15 điểm) ở 6 ngày đầu của quá trình bảo quản lạnh (4±1ºC). Ở mẫu bao gói bằng màng chitosan phối trộn 4% dịch lá chanh duy trì được giá trị cảm quan tốt hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) khi đạt 15,9 điểm ở ngày thứ 9 so với mẫu chỉ bao gói bằng màng chitosan và mẫu đối chứng với số điểm lần lượt là 13,4 và 12,5 điểm. Chất lượng cảm quan bắt đầu giảm sau ngày bảo quản thứ 9, mẫu đối chứng có tốc độ giảm nhanh nhất và hư hỏng ở ngày thứ 12. Và cũng ở mốc 12 ngày, ở 2 mẫu chả cá có xử lý bằng màng bao chitosan mới bắt đầu có dấu hiệu của sự hư hỏng: vị nhạt dần, cấu trúc bắt đầu giảm độ dai và không còn mùi thơm tanh đặc trưng. Sau 15 ngày bảo quản thì mẫu chỉ được bao phủ bởi màng chitosan giảm chất lượng đáng kể khi chỉ còn ở mức trung bình (11,8 điểm) và ở mẫu chả cá được bao bởi màng chitosan có xử lý dịch chiết lá chanh thì vẫn giữ được chất lượng khá 13,8 điểm. Tuy nhiên, ở ngày 18 cả 2 mẫu này đều xuất hiện mùi khó ngửi (thoảng mùi thối), có hiện tượng nhớt và không còn độ dai cùng với lượng vi sinh lớn hơn mức cho phép của Bộ y tế (2007) là 106(cfu/g).

Ở mẫu chả cá thác lác được bao gói bởi màng chitosan có phối trộn và không phối trộn dịch lá chanh đã duy trì điểm cảm quan tốt hơn vì sự phát triển của vi sinh vật diễn ra chậm hơn so với so với mẫu đối chứng. Có thể thấy mật độ vi sinh vật tăng dần ở các mẫu và khác biệt có ý nghĩa sau 3 ngày bảo quản lạnh đầu tiên. Mẫu có màng chitosan bổ sung 4% dịch chiết lá chanh cho khả năng kháng khuẩn hiệu quả nhất và hầu hết ở các mốc lấy mẫu đều khác biệt có ý nghĩa đối với 2 mẫu còn lại. Đến ngày bảo quản thứ 12 mật độ vi sinh vật là 4,1x104 (cfu/g) ở mẫu có xử lý dịch chiết lá chanh và thấp hơn so với mẫu chỉ có màng chitosan (8,0x105cfu/g). Riêng mẫu đối chứng, có tốc độ vi sinh vật tăng nhanh và vượt quá 106cfu/g ở ngày bảo quản 12. Đến ngày thứ 18 thì tổng số vi sinh vật ở mẫu có xử lý bằng màng chitosan (9,9x106cfu/g) và mẫu có màng chitosan phối trộn 4% dịch chiết chanh (2,0x106cfu/g) mới cao hơn giới hạn cho phép. Nguyên nhân là do bảo quản càng lâu tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển vượt quá giới hạn làm cho sản phẩm có mùi hôi và nhầy. Kết quả này cho thấy khi kết hợp dịch chiết chanh với màng bao chitosan có khả năng ức chế vi sinh vật, do khi bổ sung các hợp chất chống oxy hoá vào màng giúp tăng độ hoà tan trong nước của màng (Pires et al., 2013). Mặc khác, Otoniet al.(2016) cho rằng chất ngấm ra là một trong những môi trường cho hoạt động gây hư hỏng của vi sinh vật. Pranotoet al.(2005) cũng đã báo cáo rằng màng bao chitosan cho thấy không ức chế chống lại khuẩn S. aureuskhi không được bổ sung các chất phụ gia khác. Tương tự, Remyaet al. (2016) đã cho thấy việc kết hợp tinh dầu gừng giúp tăng cường tính kháng khuẩn và độ ẩm của màng chitosan mà không làm thay đổi bất lợi các tính chất vật lý và cơ học của nó và có thể cải thiện chất lượng thịt cá nhồng trong điều kiện bảo quản lạnh. Cai et al. (2017) đã sử dụng màng bao chitosan kết hợp 0,5% tinh dầu chanh tây và húng tây bảo quản cá trắm cỏ ở nhiệt độ 2ºCgiúp duy trì màu sắc, cấu trúc và giảm lượng vi sinh vật từ 4,53 xuống 3,29 log cfu/g, kéo dài thời gian bảo quản đến 16 ngày. Cả 2 mẫu chả cá bao gói bằng màng chitosan có và không có bổ sung dịch chiết chanh sau 15 ngày vẫn đảm bảo an toàn về mặt vi sinh vật và giữ được các đặc tính cảm quan, còn mẫu đối chứng chỉ có thể duy trì chất lượng và có mật số vi sinh vật nằm trong giới hạn cho phép trong 9 ngày bảo quản lạnh.

Bảng 4: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh đến chỉ số peroxyde(PV) của chả cá thác lác

Ghi chú: những chữ cái khác nhau (a ≠ b≠ c) trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nhưng những chữ cái giống nhau (a # ab và ab # b) trong cùng một cột thì không khác biệt. Số liệu được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (n=3).

Trong quá trình bảo quản, lipid trong thịt cá bị oxy hoá hình thành các hydroperoxydenhư là các sản phẩm oxy hoá sơ cấp, giá trị PV dùng để xác định sự hình thành các sản phẩm này (Gopakumar, 2002). Từ kết quả bảng 4 có thể thấy chả cá thác lác được bao gói bằng màng bao chitosan có phối trộn 4% dịch chiết lá chanh có tác dụng hạn chế sự oxy hóa lipid tốt nhất, kế đến là mẫu chỉ được bao bằng màng chitosan và cuối cùng là mẫu đối chứng có tốc độ oxy hóa lipid nhanh nhất. Các mẫu có xu hướng tăng dần chỉ số PV đến ngày bảo quản thứ 9 (các mẫu có xử lý màng bao chitosan) và tăng đến ngày thứ 12 ở mẫu đối chứng (3,56 meq/kg), sau đó giảm dần đến cuối thời gian bảo quản. Ở mẫu đối chứng tăng nhanh từ 0,336 lên 3,56 (meq/kg) ở ngày thứ 12, đối với mẫu được bao phủ bởi màng chitosan có bổ sung và không có bổ sung dịch chiết thì giá trị PV có tốc độ tăng chậm hơn từ 0,330 đến 1,15 meq/kg (mẫu có màng chitosan kết hợp dịch chiết) và từ 0,550 tăng lên 2,48 meq/kg (mẫu chỉ có màng chitosan). Sau đó, chỉ số PV giảm dần ở tất cả các mẫu, mẫu có xử lý với màng chitosan có và không có phối trộn dịch chiết lá chanh cũng có giá trị PV thấp hơn mẫu đối chứng ở ngày cuối bảo quản với các giá trị PV lần lượt là 0,126; 0,585và 1,61 (meq/kg). Giá trị PV tăng nhanh trong giai đoạn đầu là do sự oxy hoá diễn ra mạnh mẽ, rồi giảm dần là do hàm lượng hydroperoxydehình thành trong giai đoạn đầu của quá trình oxy hóa lipid bắt đầu phân huỷ tạo thành các sản phẩn oxy hoá thứ cấp và làm cho chỉ số PV giảm xuống (Boselli et al., 2005). Theo Rodriguez-Turienzoet al. (2011) quá trình oxy hoá lipid và thất thoát hơi nước trong quá trình cá đông lạnh có thể giảm thiểu bằng cách phủ một lớp màng bao thực phẩm, vì chúng hoạt động như một rào cản chống lại sự thất thoát ẩm độ và quá trình oxy hoá do hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tương tự như vậy, Lê Thị Minh Thuỷ và ctv.(2017) đã sử dụng gelatin nồng độ 1,5% có bổ sung gallic acid 2% hoặc tannic acid 2% bảo quản cá tra phi lê đông lạnh thì thấy chỉ số PV (1,25 và 1,20 meq/kg) thấp hơn so với mẫu đối chứng (2,64 meq/kg) sau 6 tháng bảo quản đông. Alparslanet al. (2014) nghiên cứu sử dụng màng gelatin kết hợp với tinh dầu nguyệt quế bảo quản cá hồi phi lê cũng cho thấy hiệu quả tương tự khi chỉ số PV thấp hơn so với mẫu gelatin không phối trộn (4,40 mmol/kg và 2,47 mmol/kg). Tuy nhiên, các nghiên cứu về hoạt tính và ứng dụng của dịch chiết từ lá chanh còn nhiều hạn chế và chưa có công bố nào về khả năng hạn chế sự oxy hóa chất béo trên thịt chả cá thác lác. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sau 15 ngày bảo quản mẫu chả cá thác lác bao gói bằng màng chitosan phối trộn 4% dịch chiết lá chanh vẫn giữ được giá trị cảm quan khá và hàm lượng vi sinh vật trong ngưỡng cho phép và hạn chế tốc độ phản ứng oxy hoá chất béo cho sản phẩm.

Dịch chiết lá chanh được chiết tách với tỉ lệ lá chanh : nước cất là 1:1,5 đạt chất lượng tốt, cho hiệu quả chống oxy hoá tối ưu với hàm lượng polyphenol, hàm lượng flavonoid và chỉ số IC50là tốt nhất. Mẫu được bao phủ bởi màng chitosan được bổ sung 4% dịch chiết lá chanh đã cho thấy hiệu quả chống oxy hoá lipid là tốt nhất so với màng bao chitosan thông thường và mẫu đối chứng trên đối tượng chả cá thác lác bảo quản lạnh (4±1ºC). Màng chitosan đã thực hiện tốt hoạt tính kháng khuẩn vượt trội trong nghiên cứu này. Mẫu được bao gói bằng màng bao chitosan đã hạn chế được tốc độ oxy hoá lipid, duy trì giá trị cảm quan và mật độ vi sinh vẫn nằm trong mức cho phép sau 15 ngày bảo quản lạnh, trong khi đó mẫu đối chứng có dấu hiệu hư hỏng và có mật số vi sinh vật vượt quá mức cho phép sau 12 ngày bảo quản lạnh (4±1ºC).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Allan, C. R. and Hadwiger, L. A., 1979. The fungicidal effect of chitosan on fungi of varying cell wall composition. Experimental Mycology. 3(3): 285-287.

Alparslan, Y., Baygar, T., Baygar, T., Hasanhocaoglu, H. and Metin, C., 2014. Effects of gelatin-based edible films enriched with laurel essential oil on the quality of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) fillets during refrigerated storage. Food Technology and Biotechnology. 52(3): 325-333.

AOAC, 2000. Official methods of Analysis. In: Horwitz, W (Ed). Association of official analytical chemists international, SenventhEdition. Washington DC. USD.

Bhuvaneshwari, S., Sruthi, D., Sivasubramanian., V., Kalyani, N. and Sugunabai, J., 2012. Development and characterization of chitosan film. International Journal of Engineering Research and Applications. 1(2): 292-299.

Blois, M. S., 1958. Antioxidant determinations by the use of a stable free radical. Nature. 181(4617): 1199-1200.

Bộ y tế, 2007. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19/12/2007 về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm”, ngày truy cập 15/11/2018. Địa chỉ: http://www.fsi.org.vn/pic/files/462007qdbyt.pdf.

Boselli, E., Caboni, M. F., Rodriguez-Estrada, M. T., Toschi, T. G., Daniel, M. and Lercker, G., 2005. Photooxidation of cholesterol andlipidsof turkey meat during storageundercommercial retail conditions. Food Chemistry. 91(4): 705-713.

Butsat, S. and Siriamornpun, S., 2016. Effect of solvent types and extraction times on phenolic and flavonoid contents and antioxidant activity in leaf extracts of AmomumchinenseC. International Food Research Journal. 23(1): 180-187.

Cai, L., Leng, L., Cao, A., Cheng, X. and Li, J., 2017. The effect of chitosan‐essential oils complex coating on physicochemical, microbiological, and quality change of grass carp (Ctenopharyhgodonidella) fillets. Journal of Food Safety. 38(1): 1-9.

Chang, C., Yang, M., Wen, H. and Chem, J., 2002. Estimation of flavonoid total content in propolis by two complementary colorimetric methods. Journal of Food and Drug Analysis. 10(3): 178-182.

Cox, H. E. and Pearson, D., 1962. The chemical analysis of foods. Chemical Publishing CO., INC. New York, 479 pages.

Fan, W., Chi, Y., Zhang, S., 2008. The use of a tea polyphenol dip to extend the shelf life of silver carp (Hypophthalmicthysmolitrix) during storage in ice. Food Chemistry. 108(1): 148-153.

Fan, W., Sun, J., Chen, Y., Qiu, J., Zhang, Y. and Chi, Y., 2009. Effects of chitosan coating on quality and shelf life of silver carp during frozen storage. Food Chemistry. 115(1): 66-70.

Gopakumar, K. 2002. Textbook of Fish Processing Technology. Indian Council of Agricultural Research. New Delhi. 491 pages.

Kim, K. W. and Thomas, R. L., 2007. Antioxidative activity of chitosan with varying molecular weights. Food Chemistry. 101(1): 308-313.

Lê Thị Minh Thủy, 2008. Nghiên cứu phối trộn chitosan-gelatin làm màng bao thực phẩm bao gói bảo quản phi lê cá ngừ đại dương. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2008(1): 147-153.

Lê Thị Minh Thủy, NguyễnThị Kim Ngân, Đinh Lê Thị Thúy Dân và Nhâm Đức Trí, 2017. Bảo quản fillet cá tra (Pangasianodonhypophthalmus) đông lạnh bằng hợp chất gelatin kết hợp với gallic hoặc tannic acid. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 72-79.

Lin, C. W., Yu, C. W., Wu, S. C. and Yih, K. H., 2009. DPPH free-radical scavenging activity, total phenolic contents and chemical composition analysis of forty-two kinds of essential oils. Journal of Food and Drug Analysis. 17(5): 386-395.

Moon, J. K. and Shibamoto, T., 2009. Antioxidant assays for plant and food components: Reviews. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 57(5): 1655-1666.

NguyễnĐức Phú và Ngô Thị Hương Giang, 2013. Nghiên cứu một số đăcđiểm sinh học của cá thác lác (Notopterusnotopterus) tại đầm Nậy, xã Phú Thạnh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị Khoa học trẻ ngành Thuỷ sản toàn quốc lần IV, ngày 6-7/06/2013, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh: 583-592.

NguyễnVăn Lợi, NguyễnThị Minh Tú và Hoàng Đình Hòa, 2014. Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của tinh dầu lá bưởi, cam và chanh.Tạpchí Khoa học và Công nghệ. 52(5a): 1-6.

NguyễnXuân Duy và NguyễnAnh Tuấn, 2013. Sàng lọc thực vật có hoạt tính chống oxy hoá và áp dụng trong chế biến thuỷ sản. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 59-68.

Niamsa, N. and Baimark, Y., 2009. Preparation and characterization of highly flexible chitosan films for use as food packaging. American Journal of Food Technology: 4(4): 162-169.

Otoni, C. G., Espitia, P. J. P., Avena-Bustillos, R. J. and McHugh, T. H., 2016. Trends in antimicrobial food packaging systems: Emitting sachets and absorbent pads. Food Research International. 83: 60-73.

Phạm Ngọc Khôi và NguyễnThị MỹDuyên, 2017. Khảo sát điều kiện tách chiết và hoạt tính kháng oxy hóa, kháng khuẩn của hợp chất polyphenol từ vỏ thân cây quao nước. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 14(12): 181-193.

Pires, C., Ramos, C., Teixeira, B., Batista, I., Nunes, M. L. and Marques, A., 2013. Hake proteins edible films incorporated with essential oils: Physical, mechanical, antioxidant and antibacterial properties.FoodHydrocolloids. 30(1): 224-231.

Pranoto, Y., Rakshit, S. K. and Salokhe, V. M., 2005. Enhancing antimicrobial activity of chitosan films by incorporating garlic oil, potassium sorbate and nisin. LWT-Food Science and Technology. 38(8): 859-865.

Remya, S., Mohan, C. O., Bindu, J., Sivaraman, G. K., Venkateshwarlu, G. and Ravishankar, C. N., 2016. Effect of chitosan based active packaging film on the keeping quality of chilled stored barracuda fish. Journal of Food Science and Technology. 53(1): 685-693.

Rodriguez-Turienzo, L., Cobos, A., Moreno, V., Caride, A., Vieites, J. M. and Diaz, O., 2011. Whey protein-based coatings on frozen Atlantic salmon (Salmo salar): influence of the plasticiserand the moment of coating on quality preservation. Food Chemistry. 128(1): 187-194.

Singleton, V. L., Orthofer, R. and Lamuela-Raventos, R. M., 1999. Analysis of total phenol and other oxydationsubstrates and antioxydantsby means of folin-ciocalteureagent. Method Enzymology. 299: 152-178.

Trần Thị Luyến và Lê Thanh Long, 2007. Nghiên cứu bảo quản trứng gà tươi bằng màng bọc chitosan kết hợp phụ gia. Tạp chí Khoa học- Công nghệ Thủy sản Đại học Nha Trang. 1: 3-11.

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, 1979. Quyết định số: 722/QĐ, ngày 31/12/1979 về việc “Quy định phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm bằng cảm quan cho điểm”, ngày truy cập 15/11/2018. Địa chỉ:https://vanbanphapluat.co/tcvn-3215-1979-san-pham-thuc-pham-phan-tich-cam-quan-phuong-phap-cho-diem.

Yilmaz, Y. and Toledo, R. T., 2006. Oxygen radical absorbance capacities of grape/wine industry byproducts and effect of solvent type on extraction of grape seed polyphenols. Journal of Food Composition and Analysis. 19(1): 41-48.