Kiến thức, thái độ và thực tiễn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trồng rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Abstract
Tóm tắt
Article Details
Tài liệu tham khảo
Hình1: Độ tuổi của người nông dân Hình2:Trình độ học vấn của nông dân
(n = 155)(n = 155)
Đa số người nông dân được hỏi có trình độ học vấn trung học cơ sở và tiểu học (chiếm 85%, Hình 2). Không có ai được đào tạo chuyên ngành nông nghiệp (bậc Đại học hoặc sau Đại học). Canh tác rau xanh do đó chỉ mang tính nhỏ lẻ và chủ yếu bằng kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, diện tích ruộng sở hữu và đặc điểm địa hình, khí hậu như đã nói ở trên cũng quyết định cách thức canh tác và loại rau. Là một xã khu vực đồng bằng, Quảng Thành canh tác tất cả các loại rau trong khi đó ở xã miền núi Hương An cây rau màu chính là hành lá (100% hộ được phỏng vấn có trồng), ngò (81% hộ), là những cây chịu nước và chịu xói mòn tốt. Còn khu vực canh tác ở Điền Hải nằm vùng ven biển, phát triển chủ yếu các loại rau thích ứng tốt trên đất cát như cải (77% hộ), xà lách (75% hộ).
Bảng 1:Các loại rau được canh tác chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu
Hệ thống tưới tiêu chủ yếu là đào kênh mương dẫn nước (53%), bơm nước từ giếng (44,2%) và từ sông ngòi (1,6%).
Theo kết quả khảo sát, tất cả các hộ được phỏng vấn đều có sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác rau xanh. Các loại thuốc BVTV rất đa dạng và có thể được xếp vào ba nhóm: thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc trừ nấm bệnhcho cây trồng (Bảng 2).
Thống kê ở Bảng 2 cho thấy, có 20 loại hoạt chất khác nhau (4 thuốc diệt cỏ, 8 thuốc trừ sâu, 8 thuốc trừ nấm, bệnh) trong 25 loại thuốc thương mại được sử dụng trong ba địa bàn khảo sát, thấp hơn so với số lượng thuốc BVTV sử dụng trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (97 loại thuốc thương mại, 55 hoạt chất, (Phạm Văn Toàn, 2013)) và canh tác rau ở khu vực tỉnh Lâm Đồng (44 loại thuốc thương mại, (Mai et al., 2018)). Trong số các thuốc BVTV được sử dụng ở các xã nghiên cứu, chỉ có 28% thuốc được sử dụng thuộc dạng thuốccó nguồn gốc sinh học, còn lại là thuốc dạngtổng hợp hóa học. Tỉ lệ thuốc trừ sâu nguồn gốc sinh học sử dụng ít hơn đáng kể so với khu vực trồng rau ở ĐBSCL (56%, Bùi Thị Nga và Lâm Quốc Việt, 2010). Đáng chú ý, quizalofop-p-ethyllà loại thuốc diệt cỏ độc tính cao nhất (nhóm I) được dùng ở vùng trồng hành, ngò ở phườngHương An. Trong số các loại thuốc có độ độc vừa (nhóm II), thuốc trừ nấm tebuconazoleđược dùng ở cả 3 xã với tỉ lệ cao, ngoài ra còn có pretilachlorvà fenobucarb. Đây là các thuốc có đặc tính chọn lọc cao, độc tính tức thì mạnh nhưng lại phân hủy nhanh trong môi trường, được ra đời thay thế cho các thuốc BVTV thế hệ cũ như DDT, Lindan, Chlordan, Drin.
Bảng 2:Các hoạt chất thuốc BVTV, độ độcvà tỉ lệ hộ nông dân sử dụng ở địa bàn khảo sát
SH: thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học
HH: thuốc BVTV tổng hợp hóa học
- : không có thông tin.
*: Độ độctheo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO, 2010): I: độc tính cao, II: độc tính vừa, III: độc tính nhẹ, U: có thể không độc.
Kỹ thuật sử dụng thuốc chủ yếu là theo khuyến cáo trên nhãn mác, bao bì (35,7%), theo kinh nghiệm bản thân (28,7%) và theo hướng dẫn của người bán thuốc (20,2%). Số còn lại là không biết, không trả lời. Điều đáng lưu ý là có đến 30,9% người được hỏi không nhớ tên của loại thuốc BVTV họ sử dụng gần đây nhất.
Số lượng thuốc sử dụng trung bình cho mỗi vụ rau dao động từ ba đến năm loại thuốc khác nhau, tùy giai đoạn phát triển của cây và tình hình sâu bệnh. Con số này tương đồng với kết quả công bố ở khu vực Hà Nội (Hoi et al., 2009), tuy nhiên lại thấp hơn đáng kể so với 9-10 thuốc dùngmỗi vụ rau ở khu vực Vĩnh Long, ĐBSCL (Bùi Thị Nga và Lâm Quốc Việt, 2010). Người nông dân có xu hướng thay đổi thuốc mới (89% nông dân được hỏi) sau mỗi chu kỳ canh tác, mục đích là để tránh sự “lờn thuốc” của sâu bệnh. Tần suất phun thuốc cũng phụ thuộc điều kiện thời tiết và tình hình sâu bệnh, trong đó cá biệt có loại thuốc trừ nấm bệnh tebuconazolevà thuốc trừ sâu indoxacarbđược phun với tần suất 3 ngày/lần và phun cho đến khi hết sâuhại (25% ý kiến).
Ngoài ra, liều lượng thuốc phun cũng biến động theo loại rau và theo loại thuốc (Bảng 3).
Bảng 3: Liều dùng thực tế, liều lượng khuyên dùng và tỉ lệ dùng quá liều ở hai địa bàn khảo sát (không có số liệu của khu vực Quảng Điền)
Thống kê ở bảng 3 cho thấy người nông dân ở Hương An trung bình sử dụng thuốc BVTV (1,495 kg hoạt chất/ha) cao hơn nhiều so với khu vực canh tác ở Quảng Thành (0,122 kg/ha). Phường Hương An là vùng canh tác chủ yếu hành lá, paro, có đến 5 loại hoạt chất bị sử dụng vượt quá liều lượng ghi trên nhãn thuốc, ví dụ: acetochlorlà một thuốc diệt cỏ hóa học độ độc nhómIII thuộc nhóm chloroacetanilidesđược sử dụng gấp 3,5 đến 5 lần liều lượng khuyên dùng; emamectinlà một loại thuốc trừ sâu sinh học có độ độc nhóm III thuộc nhóm avermectinđược sử dụng gấp 2,9 lần so với liều lượng khuyên dùng, v.v. Tình trạng này xảy ra tương tự ở khu vực ĐBSCL (Phạm Văn Toàn, 2013; Bùi Thị Nga và Lâm Quốc Việt, 2010) và khu vực tỉnh Lâm Đồng (Mai et al., 2018). Đánh giá về ý thức của người nông dân trong việc tuân thủ liều lượng thuốc cho phép được sử dụng mỗi lần của một cán bộ khuyến nông cho biết: “Phần lớn nông dân muốn sử dụng thuốc BVTV với liều cao hơn khuyến cáo trên nhãn thuốc để thuốc tác dụng mau hơn và hiệu quả tức thì” (Trích phỏng vấn bán cấu trúc số 5, nam giới, 47 tuổi).
Địa điểm mua thuốc của người nông dân ở khu vực có khảo sát chủ yếu là ở chợ và các quầy/đại lý bán thuốcBVTV trên địa bàn xã. Có đến 28,7 % người được hỏi mua thuốc ở nhiều nơi. Tiêu chí chọn mua thuốc chủ yếu là “hiệu quả đối với hoa màu” và “giá thành” (Hình 3). Chỉ có 5% người quan tâm đến tính độc hại và thời gian phân hủy của thuốc khi lựa chọn loại thuốc để mua. Hầu như tất cả nông dân được hỏi đều không quan tâm đến các biểu tượng thông báo về độc tính có trên bao bì và tất nhiên là họ không hiểu biết về độc tính của các loại thuốc BVTV mà họ đang sử dụng. Vì vậy, mặc dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng vẫn còn 11,6% nông dân mua thuốc không nhãn mác. Có thể thấy tính “phát triển bền vững” không được người nông dân quan tâm. Họ chỉ quan tâm đến hiệu quả của thuốc đối với cây trồng và yếu tố tài chính. Đây là các yếu tố giúp họ có thể thu hoạch đúng thời vụ, tăng năng suất cây trồng, hạ giá thành nông sản, mang lại cho họ thu nhập trong thời gian ngắn. Họ hầu như không để ý đến những vấn đề theo họ là “trừu tượng” và “quá dài hạn” như môi trường và sức khỏe của con người.
Những thiếu hụt trong kiến thức của người sử dụng thuốc có thể được giải thích bằng việc họ không được tập huấn hay thông tin đầy đủ và bản thân họ cũng không đủ trình độ để hiểu các thông tin này (số liệu tổng hợp từ các phỏng vấn sâu). Có thể thấy việc đọc nhãn mác trên bao bì thuốc BVTV không phải là thói quen của người nông dân. Việc thiếu kiến thức về các loại hóa chất độc hại đang sử dụng cho cây trồng quyết định thái độ của người nông dân đối với những nguy cơ mà môi trường và chính bản thân họ với tư cách là người tiếp xúc trực tiếp hóa chất phải đối mặt (nếu không tính đến những nguy cơ đối với người tiêu dùng các sản phẩm do họ làm ra). Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận và khẳng định trong các nghiên cứu trước đây không những ở Việt Nam(Hoi et al., 2013; Mai et al., 2018 mà ở cả các quốc gia nông nghiệp khác (Ngowi et al., 2007; Nambagia et al., 2014; Mengistie et al., 2015).
Hình 3:Lý do nông dân lựa chọn sử dụng thuốc BVTV (%) (n = 155)
Bên cạnh những nguyên nhân mang tính cá nhân, sự dễ dãi về chất lượng và giá cả của thị trường thuốc BVTV là một trong những yếu tố (thuộc cấu trúc xã hội) có tác động đến việc mua bán và sử dụng thuốc BVTV của người nông dân. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ kỹ thuật sử dụng thuốc (nhãn mác, các ký hiệu trên bao bì, kỹ thuật viên hướng dẫn, v.v. lại vừa phức tạp, khó hiểu (so với trình độ của người nông dân) vừa thiếu thốn (cán bộ hỗ trợ kỹ thuật). Chính vì vậy, mặc dù hằng năm mỗi xã đều có 2 đến 3 đợt tập huấn của cán bộ kỹ thuật, nhưng theo kết quả khảo sát, chỉ có 20% người được khảo sát có tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV do xã tổ chức. Những người còn lại thỉnh thoảng tham gia (35,5%), hiếm khi tham gia (19,1%), và đáng lo ngại nhất là 25,5% người không tham gia. Lý do họ không tham gia các lớp tập huấn chủ yếu do sự chủ quan, là vì: “sau khi làm đồng về, người nông dân rất mệt và chỉ muốn nghỉ ngơi chứ không đủ sức theo các khóa học”, “kiến thức phức tạp, khó hiểu” và “không cần học cũng có thể mua và sử dụng dễ dàng” (Tổng hợp phỏng vấn sâu).
Đánh giá về những nguy hiểm của thuốc BVTV hầu như tất cả nông dân được hỏi không quan tâm gì đến những biến đổi có hại của môi trường và chỉ nghĩ đến những tác hại của thuốc đối với sức khỏe con người. Có 63 % người được hỏi cho rằng thuốc BVTV có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn, vẫn còn đến 23,3% nghĩ thuốc BVTV không gây ra bất kỳ vấn đề gì, 13,7% người còn lại bối rối không biết thuốc BVTV có tác động đến sức khỏe và môi trường hay không. Một nghiên cứu của Hoi et al.(2009) ghi nhận rằng đa số người nông dân tin rằng thuốc BVTV thế hệ mới ngày nay an toàn cho sức khỏe con người và môi trường, và tất cả người nông dân được phỏng vấn đều hoàn toàn không nghĩ tới những nguy cơ tổn thương về sức khỏe do thuốc BVTV gây ra cho họ và người tiêu dùng. Nhận thức không đầy đủ về những nguy hại của các thuốc BVTV, người sử dụng thuốc không tự trang bị tốt để tự bảo vệ mình. Có 5,2% nông dân được phỏng vấn không sử dụng bất kỳ đồ bảo hộ nào khi phun thuốc. Trong số 147 người có sử dụng đồ bảo hộ, có 116 người sử dụng khẩu trang, 107 người sử dụng áo dài tay, chỉ có 44 người sử dụng găng tay và 3 người sử dụng kính bảo hộ. Người nông dân lý giải thái độ thờ ơ của họ đối với đồ bảo hộ lao động như sau: “Bơm thuốc mauthôi có gì đâu mà phải dùng găng tay cho vướng” (Trích phỏng vấn sâu số7, nam giới, 55 tuổi). Đáng mừng là có 107 người (chiếm 82,9%) tắm rửa sạch sau khi tiếp xúc với thuốc.
Bên cạnh đó, người nông dân không quan trọng trong lựa chọn nơi bảo quản thuốc thừasau khi đã sử dụng. Ngoài 31% cất ở nhà kho, còn lại là cất ở góc nhà (19,4%), để ở hiên nhà (12%), để lại trên đồng ruộng (3,9%) và để ở nhà bếp (1,6%). Những người dùng hết thuốc cũng xử lý bao bì một cách tùy tiện do không được hướng dẫn và không có quy định về xử lý rác thải mang tính pháp lý. Đa số (72,1% người được hỏi) vứt bao bì ở sọt rác, 21,0% vứt trên đồng ruộng để tự phân hủy, 7,0% mang đốt, 4,7% mang chôn. Có thể thấy cách xử lý bao bì thuốc đã dùng hết của người nông dân là không đúng quy cách và tạo ra những nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Theo các nhà nông nghiệp, chúng đi vào các nguồn nước, ngấm vào đất rồi, đi vào khí quyển, tùy vào hướng gió và mức độ mạnh nhẹ mà thuốc BVTV bayphát tán đi xa hay gần. Tùy thuộc vào nồng độ của thuốc BVTV trong nước, đất, không khí cao hay thấp mà gây độc hại cho môi trường và sức khỏe của con người. Tác giả Ali (2001) đã cảnh báo việc phun thuốc BVTV cho cây trồng không những gây nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ mà còn cho cả thế hệ tương lai. Và trên thực tế, người nông dân sử dụng thuốc đã phải đối mặt với những nguy hiểm về sức khỏe do thuốc BVTV gây ra: “Sau khi sử dụng thuốc BVTV, vì chủ quan không sử dụng bao tay do quên lúc ra ngoài đồng, cứ nghĩ bơm thuốccòn một chút nên nhác quay trở về nhà lấy, với lại cũng không tiếp xúc trực tiếp với thuốc, sau khi bơm xong mấy ngày sau vẫn thấy bình thường, đến khi 1 ngày tay tự nhiên lóc da, tưởng do thiếu vitamin cnên không sao, thấy tình hình ngày càng nghiêm trọng liền tới bác sĩ thì kết luận cho vị viêm da”(Trích PVBCT số2, nam giới, 55 tuổi).
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là độ tuổi hay trình độ học vấn hoặc giới tính của người nông dân hầu như không phải là những yếu tố phản ánh kiến thức và thực hành sử dụng thuốc BVTV của họ, và cũng không tác động đến ý thức và thái độ của người nông dân đối với những nguy cơ rủi ro do thuốc BVTV gây ra. (Bảng 4; p > 0,05; không có sự khác biệt thống kê về các nhóm so sánh). Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý cũng như các chuyên gia nông nghiệp trong việc khu trú đối tượngđể nâng cao kiến thức và ý thức sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân trong khu vực.
Bảng 4. Ảnh hưởng của độ tuổi và trình độ học vấn đến kiến thức, thực hành sử dụng thuốc BVTV và ý thức, thái độ của nông dân về tác hại của thuốc BVTV đối với con người và môi trường
Nghiên cứu này là một trong số ít những nghiên cứu thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra được bức tranh hiện trạng sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng rau quy mô nhỏ trong khu vực. Ba đặc tính của nông dân trồng rau đã được xác định, đó là i) đa số là những người lớn tuổi, ii) có trình độ học vấn ở mức dưới THCS, và iii) không tham gia thường xuyên các đợt tập huấn về hỗ trợ thông tin và kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV. Nghiên cứu cũng nêu rõ rằng giới tính, độ tuổi hay trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định đến việc sử dụng thuốc BVTV hay ý thức, thái độ của người dân đối với thuốc BVTV.
Mặc dù các chương trình thực hành nông nghiệp sạch như IPM – Integrated Pest Managementhay GAP – Good Agricultural Practices đã ra đời và phát triển từ nhiều năm trước nhằm mục đích giảm thiểu hóa chất dùng trong nông nghiệp và tưới tiêu hợp lý (Hobbs,2003, Chi et al.,2004) nhưng hầu như không ứng dụng hiệu quả ở địa bàn nghiên cứu. Điều này đặt vấn đề an toàn thực phẩm và phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững ở khu vực trước nhiều thách thức, trong bối cảnh sự gia tăng dân số và biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp sạch. Do rất khó xác định yếu tố chính tácđộng đến thực hành sử dụng thuốc BVTV, trong khi việc canh tác theo phương thức truyền thống đã ăn sâu vào nếp sản xuất của bà con nông dân trong khu vực, chính vì vậy, địa phương các cấp cần đẩy mạnh và mở rộng việc thực hành nông nghiệp tiên tiến đến nông dân với nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá và tập huấn đa dạng hơn, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và ý thức của tất cả các nhóm người làm nông – không phân biệt nam nữ, độ tuổi hay trình độ học vấn.
Một thành công nữa của nghiên cứu này là đã thống kê được các loại thuốc BVTV đang được sử dụng rộng rãi hiện nay trong khu vực, và các loại rau có nguy cơ tồn dư thuốc BVTV, làm cơ sở khoa học ban đầu để tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nhằm xác định dư lượng thuốc BVTV trong rau xanh, là một trong những thông tin quan trọng trong lĩnh vực an toàn thực phầm mà Việt Nam vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Lời cảm tạ
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 104.04-2017.43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Afari-Sefa V., Asare-Bediako E., Kenyon L.,Micah J. A., 2015. Pesticide use practices and perceptions of vegetable farmers in the cocoa belts of theAshanti and Western Regions of Ghana. Advances in Crop science and technology. 3:174. doi:10.4172/2329-8863.1000174.
Ali F., 2001. Pesticides - It is safety above all. AgriculturalToday, 4(8): 60.
Bùi Thị Nga và Phạm Quốc Việt, 2010. Hiện trạng sản xuất và lưu tồn thuốc trừ sâu trong đất, nước trên rau xà lách xoong (Nasturtium offocinale) tại xãThuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chíKhoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 278-287.
Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế, 2017. Báo cáo tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (2009-2016).
Chi T. T. N., HossainM., Palis F., 2004. Impact of integrated pest management-farmer field school(IPM-FFS) on farmers’ insect pest management belief, attitude and practices(KAP) in Vietnam. Omonrice. 12:109–119.
FAO, 2016. Top 10 country production of vegetables, fresh nes2017. Truy cập ngày 10/11/2018. http://www.fao.org/faostat/en/#rankings/countries_by_commodity.
HoiP. V., Mol A. P. J., OosterveerP.,van denBrinkP. V, Huong P. T. M.,2016. Pesticide use inVietnamese vegetable production: a 10-year study. International Journal of Agricultural Sustainability. 14(3): 325-338.
Hoi P. V., Mol A. P.J., Oosterveer P., and van denBrink P. J., 2009. Pesticide distribution and use in vegetable production in theRed River Delta of Vietnam. Renewable Agriculture and Food Systems. 24(3):174–185.
Hobbs J., 2003. Incentives for the adoption ofGood Agricultural Practices. Background paper for theFAO Expert Consultation on aGood Agricultural Practice approach. FAO GAP working paper series. Truy cập ngày 26/3/2019. http://www.fao.org/3/ag854e/ag854e00.pdf
Hợp tác xã Điền Hải, 2017. Báo cáo tìnhhình sản xuất rau xanh trên địa bàn xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tình Thừa Thiên Huếnăm 2015-2016.
Hợp tác xã Hương An,2017. Báo cáo tình hình sản xuất rau xanh trên địa bàn phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế 2015-2016.
Hợp tác xã Quảng Thành,2017. Báo cáo tình hình sản xuất rau xanh trên địa bàn xã Quảng Thành,thị xã Quảng Điền, tình Thừa Thiên Huế năm 2015-2016.
HuongP. T. T., Everaarts A. P., Neeteson J. J., Struik P. C.,2013. Vegetable production in theRed River Delta of Vietnam. I. Opportunities and constraints. NJAS - Wageningen Journal of Life Sciences. 67: 27– 36.
IkpesuT.O., AriyoA.B., 2013.Health implicationof excessive use and abuse of pesticides by the rural dwellers in developing. Greener journal of environmentmanagement and public safety.2(5):180-188.
Jeyanthi H. and Kombairaju S., 2005. Pesticide use in vegetable crops: frequency, intensity and determinant factors. Agricultural economics research review. 18:209-221.
MengistieB. T., Mol A. P. J., OosterveerP., 2015. Pesticide use practices among smallholder vegetable farmers inEthiopian Central Rift Valley.Environment, Development and Sustainability.19(1): 301-324.
Nambangia O. J., TataIjiang P., Ajebesone Ngome F.,2014. Evaluation of farmer’s knowledge on pests and diseases of vegetables and their management practices in three different agroecological zones in cameroon. AgroVital Services &Consulting. AgroViSc Cameroon.
Ngowi A.V.F., Mbise T.J., Ljani A.S.M., London L., Ajayi O.C., 2007. Pesticides use by smallholder farmers in vegetable production inNorthern Tanzania.Crop Protection.26(11):1617–1624.
Phạm Văn Toàn, 2013. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường. 28:47-53.
Taherdoost H., 2005. Sampling methods in research methodology; How to choose a sampling technique for research. International journal of academic research in management(IJARM). 5(2):18 – 27.
Tổng cục thống kê, 2015. Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015. Nhà xuất bản Thông tấn.
Tổng cục thống kê, 2016. Niên giám thống kê 2016. Nhà xuất bản Thống kê.
Thanh M. N., Nga T. T. Le., Havukainen J., Hannaway D. B., 2018. Pesticide use in Vegetable Production: A Survey of Vietnamese Farmers’ Knowledge. Plan protection science. 54(4):203-214.
Thuy P. T., Van Geluwe S., Nguyen V. A., Van derBruggen B., 2012. Current pesticide practices and environmental issues inVietnam: management challenges for sustainable use of pesticides for tropical crops in(South-East) Asia to avoid environmental pollution. Journal of Material Cycles and Waste Management. 14:379-387.
WHO (World Health Organization), 2010. theWHO recommended classification of pesticides by hazard and guidelines to classidication2009. Geneva: International program onChemical Safety (IPCS) & World Health Organization (WHO). Truy cập ngày 10/11/2018. http://www.who.int/ipcs/publications/pesticides_hazard_2009.pdf.