Trương Văn Đàn * , Vũ Ngọc Út , Nguyễn Thành Luân , Hà Nam Thắng , Mạc Như Bình Phạm Thị Ái Niệm

* Tác giả liên hệ (truongvandan@huaf.edu.vn)

Abstract

The marine high tide aquaculture status in Phu My commune, Phu Vang district, Thua Thien Hue province was studied from April to November 2017. The study had investigated 33 households on aquaculture, combing GIS techniques procedures with pond sites identified by GPS  to create the attributes such as culture area, species, culture form, management and economic efficiency. The results had built the vector maps of all above aspects. The mainly cultured species in the region were black tiger shrimp, crab, rabbit fish and white-spotted rabbit fish with the form of polyculture (99.1%). Each species was stocked at different densities of 1.5 - 5 ind./m2 (black tiger shrimp) and less than 1 ind./m2 (fish and crab). These species were cultured from 2-3 cycles per year. Water treatment was not completed to implement with pollution factors. Waste water was not  mostly treated. The efficiency of culture was low with 0.4 - 1 profit margin.
Keywords: Aquaculture status, GIS, mapping, Phu My

Tóm tắt

Hiện trạng nuôi trồng thủy sản lợ mặn cao triều ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được nghiên cứu từ tháng 4 - 11 năm 2017. Nghiên cứu đã điều tra 33 hộ về nuôi trồng thủy sản, kết hợp kỹ thuật GIS với vị trí ao nuôi từ định vị GPS để tạo ra các bản đồ thuộc tính như: diện tích nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi, chăm sóc quản lý và hiệu quả về kinh tế. Kết quả đã xây dựng được các bản đồ về vector tất cả các khía cạnh trên. Đối tượng nuôi chủ yếu là là tôm sú, cua, cá dìa và cá kình với hình thức nuôi ghép chiếm 99,1%. Mỗi đối tượng nuôi có mật độ khác nhau: tôm sú là 1,5 - 5 con/m2, cá và cua dưới 1 con/m2. Các loài này được nuôi 2 - 3 vụ/năm. Công tác xử lý nước vào ao được quan tâm nhưng chưa xử lý triệt để các yếu tố ô nhiễm. Nước thải hầu như không được xử lý. Hiệu quả hoạt động nuôi chưa cao với tỷ suất lợi nhuận từ 0,4 - 1,0.
Từ khóa: bản đồ hóa, GIS, hiện trạng nuôi trồng thủy sản, Phú Mỹ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Aguilar-Manjarrez, J. and Ross, L.G, 1995. Geographic information system GIS environmental models for aquaculture development in Sinaloa Sate, Mexico. Aquaculture International, 3(2): 103-115.

Kiều Thị Huyền, Nguyễn Văn Khanh và Trần Nguyên Ngọc, 2015. Phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố tác động lên lợi nhuận của mô hình nuôi xen ghép tôm sú với cá (cá đối, cá kình, cá dìa) tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 4: 167-174.

Lê Công Tuấn và Lê Thị Hạnh, 2009. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và viễn thám trong điều tra, phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, 52: 143-149.

Meaden, G. J. and Do, T.C., 1996. Geographical information Applications to marine fisheries: applications to machine fisheries. FAO Fishries Technical Paper. 356: 335p.

Nguyễn Huy Anh, 2011. Nghiên cứu ứng dụng GIS phân vùng chất lượng nước đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Trong:Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 12. Hội nghị Khoa học và Công nghệ, ngày 26-28/10/2011, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Tài Phúc và Phạm Xuân Hùng, 2009. Khảo sát, so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, 54: 113-119.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010. Báo cáo số 1571/BC-NNPTNT, ngày 14 tháng 12 năm 2010 về việc "Tổng kết công tác thủy sản năm 2010 và kế hoạch năm 2011".

Trần Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Minh Hương và Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2017. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ ở xã Hải Dương, Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, 43(3): 112-121.

Trương Văn Đàn và Vũ Ngọc Út, 2015. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) nghiên cứu hiện trạng hữu cơ và vi sinh nước ở đầm Sam Chuồn thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ hoạt động nuôi tôm. Tạp chí khoa học Đại học Huế, 105(5): 67-78.