Nguyễn Tú Điệp * , Cao Kỳ Sơn Đinh Hồng Duyên

* Tác giả liên hệ (ntdiep@vnua.edu.vn)

Abstract

The aim of this study was to assess phosphorus solubilizing microorganisms in eutric fluvisols (Gia Lam district, Hanoi) and gleyic fluvisols (Tien Lu district, Hung Yen province) for cultivating rice in the Red River Delta (2 crops per year). The results of isolation showed the appearance of bacteria, actinomycetes in the samples, but absence of fungi. Overall, density of phosphorus solubilizing microorganisms in eutric fluvisols was much more than that in gleyic fluvisols; however, the amount of strains was less diverse. It was not the same between the 2 types of soil, even between different samples of the same soil type. There were 4 common strains of bacteria in eutric fluvisols; the density ranged from 15.5 to 22.9 x104 CFU/g soil. Meanwhile, the gleyic fluvisols had 4 strains of popular bacteria and 1 strains of actinomycetes, ranged from 2.3 to 17.3 x104 CFU/g soil. In these 2 soil types, the density of inorganic-phosphate solubilizing microorganism was higher than that of organic- phosphate solubilizing microorganism. However, compared to the total of microorganisms, both microbial groups were very low in density, less than 1% of each. Besides, ability of phosphorus solubilization of them are not high, phosphate PO43-  released ranging from 0.70 to 5.66 ppm (Tricalcium phosphate form) and from 0.0 to 1.83 ppm (Lecithine form).
Keywords: Alluvial soil, inorganic phosphorus compound, organic phosphorus compound, phosphorus solubilizing microorganism

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá hệ vi sinh vật phân giải lân trên đất phù sa trung tính (huyện Gia Lâm, Hà Nội) và đất phù sa gley (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) thuộc hệ thống sông Hồng chuyên trồng lúa (2 vụ/năm) tại thời điểm lúa đang làm đòng. Kết quả phân lập cho thấy, có sự xuất hiện của nhóm vi khuẩn, xạ khuẩn phân giải lân trong các mẫu đất nghiên cứu nhưng hoàn toàn không có mặt của nấm mốc. Nhìn chung, đất phù sa trung tính có mật độ vi sinh vật phân giải lân cao hơn nhưng kém phong phú hơn về số lượng chủng so với đất phù sa gley. Mức độ đa dạng của các chủng vi sinh vật không giống nhau giữa 2 loại đất, thậm chí giữa các mẫu khác nhau trong cùng một loại đất. Có 4 chủng vi khuẩn phân giải lân phổ biến trong đất phù sa trung tính, mật độ dao động từ 15,5-22,9 x104 CFU/g đất; trong khi đó, trên đất phù sa gley phổ biến 4 chủng vi khuẩn và 1 chủng xạ khuẩn, mật độ biến động từ 2,3-17,3 x104 CFU/g đất. Trên cả 2 loại đất, mật độ vi sinh vật phân giải lân vô cơ chiếm ưu thế hơn so với hữu cơ. Tuy nhiên, so với vi sinh vật tổng số, mật độ các nhóm vi sinh vật phân giải lân đều rất thấp, chiếm chưa tới 1% mỗi nhóm. Bên cạnh đó, hoạt tính phân giải lân của chúng không cao, hàm lượng PO43-  giải phóng dao động từ 0,70-5,66 mg/l đối với lân dạng Tricalcium phosphate và từ 0,0-1,83 mg/l đối với lân dạng Lecithine.
Từ khóa: Vi sinh vật phân giải lân, đất phù sa, lân hữu cơ, lân vô cơ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Năng suất lúa Đông Xuân ước đạt 64 tạ mỗi hecta, ngày truy cập 4/10/2018. Địa chỉ: https://www.mard.gov.vn/Pages/nang-suat-lua-dong-xuan-uoc-dat-64-ta-moi-hecta-17547.aspx.

Henri, F., Laurette, N.N., Annette, D., John, Q., Wolfgang, M., Franccedil, E. and Dieudonne, N., 2008. Solubilization of inorganic phosphate and plant growth promotion by strains of Pseudomonas fluorescensisolated from acidic soils of Cameroon. African Journal of Microbiology Research, 2(7): 171-178.

Gerretsen, F.C., 1948. The influence of microorganisms on the phosphate intake by the plant. Plant and Soil, 1(1): 51-81.

Katznelson, H., Peterson, E.A. and Rouatt, J.W., 1962. Phosphate-dissolving micro-organisms on seed and in the root zone of plants. Canadian Journal of Botany, 40(9): 1181-1186.

Myskow, W., 1961. The occurrence of microorganisms solubilizing phosphorus in the rhizophere of some crop plants. Acta micobiol Polon, 10:93-100.

Nguyễn Xuân Thành, 2007. Giáo trình Sinh học đất. NXB Giáo dục. Hà Nội, 271 trang.

Phạm Thị Phương Thúy, Dương Thị Bích Huyền và Nguyễn Mỹ Hoa, 2012. Khả năng hấp phụ lân trên đất trồng rau màu chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 222-232.

Phạm Thị Phương Thúy, Huỳnh Ngọc Đức và Nguyễn Mỹ Hoa, 2013. Đánh giá hiện trạng lân trong đất và hiệu quả của phân lân trên đất trồng rau màu chủ yếu ở Đồng bằng ong Cứu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 1: 627.

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2004. Tài liệu bản đồ đất thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên tỷ lệ 1/50.000, ngày truy cập 3/4/2015. Địa chỉ: http://theodoilua.blogspot.com /2013/01/ban-o-at-cac-tinh.html.