Trần Ngọc Hải * Lê Quốc Việt

* Tác giả liên hệ (tnhai@ctu.edu.vn)

Abstract

The study is aimed to determine the best rearing system for growth, the survival rate of black tiger shrimp larvae and post larvae (PL). The experiment consisted of four treatments: (i) recirculating system, (ii) opened system (water exchange), (iii) Bio-product, and (iv) Bioflocs technology. The larvae at nauplius 4 (body length = 0.41±0.02 mm) were stocked in 500 L tanks at 150 inds/L of density and 30‰ of salinity. When the larvae reached to Mysis-1 phase, then applications for each system were started as (i) connecting to bio-filters, (ii) water exchange every 3 days, (iii) using bio-product (Yucca with 10 mL/m3 every 3 days) and (iv) adding molasses (C: N = 30) every 3 days. After 19 days of stocking, the water parameters in all treatments were in the suitable range for the growth of larvae and postlarvae. The body length of the larvae at Zoea-1, Mysis-1, and PL5 among treatments were not significantly different (p> 0.05). However, the body length of PL10 in bio-product treatment and RAS were 9.60 mm and 9.58 mm, respectively, which were not significant compared to Bioflocs treatment (9.24 mm), but significantly different compared to exchange water treatment (8.86 mm). Similarly, the survival rate of PL10 reached the highest post in bio-product treatment (51.9%), statistically greater to opened system (36.9%) and Bioflocs (42%), but there is no significant difference compared to RAS (43.9%).
Keywords: Black tiger shrimp, Penaeus monodon, rearing model system

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định mô hình ương thích hợp cho sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: (i) ương ấu trùng trong hệ thống tuần hoàn; (ii) thay nước, (iii) sử dụng chế phẩm yucca và (iv) ứng dụng công nghệ biofloc. Bể ương có thể tích 500 L, ấu trùng được bố trí ở giai đoạn nauplius 4 có chiều dài 0,41±0,02 mm, mật độ 150 con/L và độ mặn 30‰. Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis-1, thì bắt đầu vận hành hệ thống tuần hoàn, thay nước (3 ngày/lần), sử dụng chế phẩm yucca (10 mL/m3/lần/3 ngày) và nghiệm thức biofloc được bổ sung carbohydrate từ rỉ đường tương ứng với tỷ lệ C:N = 30:1. Kết quả sau 19 ngày ương, các yếu tố môi trường nước đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú. Trung bình chiều dài ấu trùng tôm của các nghiệm thức ở giai đoạn Zoea-1, Mysis-1, post larvae (PL) 1 và PL5 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); đến giai đoạn PL10, chiều dài tôm ở nghiệm thức sử dụng chế phẩm yucca là 9,60 mm và nghiệm thức tuần hoàn là 9,58 mm, khác biệt không ý nghĩa so với chiều dài tôm ở nghiệm thức ứng dụng biofloc (9,24 mm), nhưng khác biệt có nghĩa so với nghiệm thức thay nước (8,86 mm). Tương tự, tỷ lệ sống của tôm ở giai đoạn PL10 đạt cao nhất ở nghiệm thức sử dụng chế phẩm yucca (51,9%), khác biệt có nghĩa so với nghiệm thức thay nước (36,9%) và ứng dụng biofloc (42%); tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức tuần hoàn (43,9%).
Từ khóa: Mô hình ương, Penaeus monodon, tôm sú

Article Details

Tài liệu tham khảo

Alberto, Nunes, J.P., Leandro, F.C., and Hassan S.N., 2011. The protein sparing effect of microbial flocs in diets for the white shrimp, Litopenaeus vannamei. World Aquaculture 2011.

Boyd, C. E. Thunjai, T., and Boonyaratpalin, M., 2002. Dissolved salts in water for inland low-salinity shrimp culture. Global Aquac. Advoc. 5(3): 40–45.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2012. TCVN 8398:2012, Tôm Biển-Tôm Sú PL15- Yêu cầu kỹ thuật. 4 trang.

Châu Tài Tảo, 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 23/2015: 97 – 102.

Châu Tài Tảo, Huỳnh Hàn Châu và Nguyễn Thanh Phương, 2006. Ảnh hưởng của chế độ thay nước lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ: 268 – 274.

Châu Tài Tảo, Nguyễn Thanh Phương, Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Ngọc Hải, 2012. Đánh giá chất lượng hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) qua các lần sinh sản của tôm mẹ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 20 – 30.

Chen, J.C. and Chin, T.S., 1988. Acute toxicity of nitrite to tiger prawn, Penaeus monodon, larvae. Aquaculture, 69(3-4): 253-262.

Huys, G., 2003. Sampling and sample processing procedures for the isolation of aquaculture associated bacteria. Laboratory of Microbiology K.L. Ledeganckstr. 35, B-9000 Gent (Belgium). 35 pages.

Lightner, D.V. 1993. Diseases of cultured Penaeid shrimp. In: J.P. McVey (Ed.). CRC Handbook of Mariculture, Second edition, Volume 1, Crustacean Aquaculture. CRC Press Inc., Boca Raton, FL. pp. 393-486.

Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo, 2006. Tình hình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) ở Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Số đặc biệt Chuyên đề Thủy sản (Quyển 2): 178-186.

Nguyễn Văn Thắng, 2014. Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ giống tôm sú (Penaeus monodon) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn cao học. Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ.

Phạm Thị Tuyết Ngân, Trần Thị Kiều Trang và Trương Quốc Phú, 2008. Biến động mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ghép với cá rô phi đỏ ở Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ: 187 – 194.

Phạm Văn Tình, 2004. Kĩ thuật sản xuất tôm sú chất lượng cao. Nhà xuất bản nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 75 trang.

Tổng cục Thủy sản, 2013. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học trong kiểm soát Vibriotrong nuôi tôm. Ngày truy cập 15/08/2016. Địa chỉ: http://www.fistenet.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-chuyen-111e/111anh-gia-anh-huong-cua-che-pham-sinh-hoc-trong-kiem-soat-Vibrio-trong-nuoi-tom/.

Tổng cục Thủy sản, 2017. Sản xuất tôm giống – nền móng của ngành tôm hiện đại. Địa chỉ:https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/Nuôi-trồng-thủy-sản/-Sản-xuất-giống/doc-tin/006970/2017-02-13/san-xuat-tom-giong--nen-mong-cua-nganh-tom-hien-dai.

Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 108 trang.

Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Nhà xuất bản nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, 203 trang.

Trần Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2004. Thành phần loài và khả năng gây bệnh của nhóm vi khuẩn Vibrio phân lập từ hệ thống ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergiiDeMan, 1879). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ:153-165.