Nguyễn Thị Hồng Điệp * , Danh Huội Nguyễn Trọng Cần

* Tác giả liên hệ (nthdiep@ctu.edu.vn)

Abstract

Soc Trang is one of the coastal provinces, where rice cultivation provides the most important production in the Mekong Delta. However, saline intrusion under climate change impact becomes a big issue which affects rice cultivation in Soc Trang. This research was aimed to evaluate the impact of climate change, specifically saline intrusion on rice cultivation areas in Soc Trang following two climate change scenarios in 2004 and 2030. In this research, time series vegetation index based MODIS data (MOD09Q1) with 250 m of spatial resolution from 31st July 2014 to 31st July 2015 combined with LANDSAT 8 was used to map the rice cropping systems in Soc Trang. The results showed that there were three main rice crops system including triple rice crop (99,182.2 ha, accounting for 30.3% total area), double rice crop (69,484.2 ha, accounting for 21.2% total area) and rice-shrimp rotation crop (69,484.2 ha, accounting for 4.3% total area). The overall accuracy of classification was calculated by using 100 sites of field survey, result of Kappa coefficient was 78%. The impact of saline intrusion following two climate change senarios in 2004 and 2030 to rice cropping system in Soc Trang is mainly distributed to three districts including My Xuyen, Long Phu, and Tran De. By comparing scenarios of climate change in 2004 and in 2030, the affected area of rice-shrimp rotation crop in My Xuyen increased by 14.7 ha; the affected areas of double rice crop in Tran De and those of triple rice crop in Long Phu decreased by 155.5 ha and 35.5 ha, respectively.
Keywords: Climate change scenarios, MODIS and LANDSAT imagery, rice cultivation, salinity instrusion, Soc Trang province

Tóm tắt

Sóc Trăng là một trong các tỉnh ven biển và có thế mạnh về sản xuất lúa  vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến quá trình canh tác lúa tại tỉnh Sóc Trăng do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu theo dõi và đánh giá tác động của BĐKH do yếu tố mặn đến vùng canh tác lúa tại tỉnh Sóc Trăng theo 2 kịch bản BĐKH năm cơ sở 2004 và 2030. Nghiên cứu phân tích chuỗi ảnh chỉ số thực vật (NDVI) đa thời gian trên dữ liệu MODIS (MOD09Q1) độ phân giải không gian 250 m từ 31/07/2014 đến 31/07/2015 kết hợp với ảnh vệ tinh Landsat 8 nhằm xây dựng bản đồ hiện trạng mặt phủ từ đó xác định vùng cơ cấu canh tác lúa tỉnh Sóc Trăng. Kết quả phân tích ảnh viễn thám đã xác định được vùng canh tác lúa bao gồm 3 cơ cấu chính: lúa 3 vụ (99.182,2 ha chiếm 30,3% tổng diện tích tự nhiên), lúa 2 vụ (69.484,2 ha chiếm 21,2%) và lúa-tôm (69.484,2 ha chiếm 4,3%) với độ tin cậy cao (chỉ số Kappa = 0,78) dựa trên 100 điểm khảo sát thực tế. Diện tích canh tác lúa bị ảnh hưởng theo 2 kịch bản BĐKH năm cơ sở 2004 và năm 2030 phân bố chủ yếu trên 3 huyện gồm huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và Trần Đề. Diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng giữa năm cơ sở 2004 và năm 2030 theo đơn vị hành chính cho thấy diện tích canh tác lúa-tôm bị ảnh hưởng tại huyện Mỹ Xuyên tăng khoảng 14,7 ha, diện tích lúa 2 vụ bị tác động tại huyện Trần Đề với giảm khoảng 155,5 ha và diện tích lúa 3 vụ bị ảnh hưởng mặn tại huyện Long Phú giảm khoảng 35,5 ha.
Từ khóa: Canh tác lúa, kịch bản BĐKH, LANDSAT, MODIS, tỉnh Sóc Trăng, xâm nhập mặn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2016. Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long: Nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó. Hà Nội, tháng 2/2016.

CEE, 2011. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng. Tài liệu không xuất bản, 224 trang.

Đặng Văn Phan - Nguyễn Minh Hiếu (2012), Phát triển NN bền vững và an ninh lương thực ở ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH, Hội thảo Việt Nam học Quốc tế lần thứ 6.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình cây lúa. NXB Đại học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Hồng Điệp, Võ Quang Minh, Phan Kiều Diễm và Nguyễn Văn Tao, 2015. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng canh tác lúa vùng ven biển ĐBSCL theo kịch bản biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 167-173.

Phạm Lê Mỹ Duyên, Văn Phạm Đăng Trí và Nguyễn Hiếu Trung, 2012. Đánh giá sự thay đổi các hệ thống sử dụng đất đai dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học 2012:24a 253-263. Đại học Cần Thơ.

Phạm Thanh Vũ, Võ Quang Minh, Vương Tuấn Huy và Phan Chí Nguyện, 2016. Tác động của mặn và ngập theo kịch bản biến đổi khí hậu đến tiềm năng thích nghi đất đai vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 71-83.

Nguyễn Hữu Thành, 2016. Xâm nhập mặn và phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa kỹ thuật hạ tầng và đô thị.

Trần Thị Hiền và Võ Quang Minh, 2013. Biến động hiện trạng phân bố cơ cấu mùa vụ lúa vùng BĐSCL trên cơ sở ảnh viễn thám MODIS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. (3): 101-110

Trần Thị Hiền, Võ Quang Minh, Huỳnh Thị Thu Hương, Trần Thanh Dân, Hồ Văn Chiến, Nguyễn Hữu An và Nguyễn Phước Thành, 2013. Theo dõi hiện trạng trà lúa phục vụ cảnh báo dịch hại lúa trên cơ sở sử dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý GIS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Công nghệ Thông tin (2013): 143-151.

Tucker, C. J., 1979. Red and photographic infrared linear combinations for monitoring vegetation. Remote Sensing of Environment, 8(2), 127–150.

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (CEE), 2014. Chuyên đề 19, 31 - Đề xuất các mục tiêu tổng quát và cụ thể cho tỉnh Sóc Trăng nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến năm 2030.

UNDP, 2015. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro và thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu. NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2015. Bản đồ kịch bản Biến đổi khí hậu. Dự án Clues.