Lê Tấn Lợi * , Nguyễn Minh Hiền , Nguyễn Văn Út Bé Lý Trung Nguyên

* Tác giả liên hệ (ltloi@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of study was to build the equation for biomass and CO2 absorption of Acacia hybrid in U Minh Ha zone, Ca Mau province. The experiment was arranged at the Kenh Dung experiment station of Tay Nam Bo Forestry Research Experimental Center, located at U Minh Ha, Ca Mau. The research was carried out on 3 standard plots of the three age levels including: 4, 5 and 6 years. The HARTIG method was used for data collection and correlation equation of biomass, tree height (Hvn), tree volume, and diameter at breast height (D1,3). The results of the study showed that 27 biomass equation were done for 3 age level of Acacia hybrid having a high correlation coefficient (0,86 < r <0.99; P < 0,001) as Y= a + b.X and Y= a + b.X + c.Z. Specifically, 3 equations of fresh biomass correlation with diameter at breast height (D1,3) and 3 equations of dry biomass correlation with diameter at breast height (D1,3) were chosen to calculate fresh biomass and dry biomass, and then CO2 absorption capacity of Acacia hybrid under specific conditions in the study area.
Keywords: Acacia hybrid, biomass, CO2 absorption, correlation equations, U Minh Ha zone

Tóm tắt

Mục tiêu đề tài là xây dựng các phương trình tương quan để tính toán sinh khối và hấp thu CO2 của cây Keo Lai (Acacia hybrid) tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm được bố trí tại Trạm thực nghiệm Kênh Đứng tại U Minh Hạ Cà Mau thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm Nghiệp Tây Nam Bộ. Ba ô tiêu chuẩn được chọn tương ứng với 3 cấp tuổi 4, 5 và 6. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp HARTIG để thu thập số liệu và tính tương quan giữa các thông số sinh khối, chiều cao vút ngọn (Hvn), thể tích cây và đường kính ngang ngực (D1,3). Đề tài đã tổng hợp, phân tích và lựa chọn được 27 phương trình tính sinh khối cho 3 cấp tuổi Keo Lai có hệ số tương quan cao (0,861 < r < 0,985 và P < 0,001) có dạng Y= a + b.X và Y= a + b.X + c.Z. Nghiên cứu cũng chọn 3 phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính ngang ngực và 3 phương trình tương quan giữa sinh khối khô với đường kính ngang ngực được sử dụng để xác định sinh khối tươi, sinh khối khô, từ đó tính khả năng hấp thu CO2 của quần thể cây Keo Lai trong điều kiện cụ thể tại vùng nghiên cứu.
Từ khóa: Hấp thu CO2, Keo Lai, phương trình tương quan, sinh khối, U Minh Hạ Cà Mau

Article Details

Tài liệu tham khảo

Giang Văn Thắng, 2006. Giáo trình điều tra rừng. Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, trang 112-157.

Lê Đình Khả và Lê Quang Phúc, 1999. Tiềm năng bột giấy của các dòng Keo Lai được lựa chọn qua khảo nghiệm dòng vô tính, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây trồng.

Ngô Đình Quế, Nguyễn Đức Minh, Vũ Tấn Phương, Lê Quốc Huy, Đinh Thanh Giang, Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Văn Thắng, 2006. Khả năng hấp thu CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam (Trong đề tài Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch CDM), Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 8 trang.

Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài Keo Acacia ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thành Thuân, 2016. Trồng rừng Keo Lai kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tại U Minh Hạ, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, nguồn: www.camau.gov.vn, ngày đăng: 07/10/2016, truy cập ngày: 31/05/2017.