Võ Thành Hòa * Ngô Thụy Diễm Trang

* Tác giả liên hệ (vothanhhoa.dptg@gmail.com)

Abstract

The study is aimed to assess the implementation of regulations on current supply status of rural domestic water, water quality and users’ opinions as baseline data to improve water supply activity in Tien Giang province. This study was carried out by collecting the secondary data of domestic water quality in rural zones of 30 water supply stations from 3 groups of enterprise, state-run and community from 2010 to 2014, as well as direct interviewing of 30 officers and 30 households of each group. The results showed that 30 water supply stations followed the guidelines of Circular 15/2006/TT-BYT issued by Ministry of Health. However, the implementation of these guidelines in the studied water supply stations was incomplete and could be listed as unsafe distance from sanitary structures, lack of backup power generators and water treatment systems construction. The results of water quality monitoring were fulfilled the Vietnamese standard of Minitrsy of Health (QCVN 02:2009/BYT) except arsenic and microorganism contents. The management and water supply activities from the state-run suppliers were better than the others. Nevertheless, the state-run suppliers have to construct water treatment systems to improve water quality in the near future.
Keywords: Community, enterprise, model for rural water supply, rural domestic, state, water supply

Tóm tắt

Đề tài nhằm đánh giá các quy định về thực trạng cấp nước và chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn và ý kiến của người dân sử dụng làm cơ sở nâng cao công tác cấp nước tại Tiền Giang. Đề tài được thực hiện bằng cách thu thập số liệu thứ cấp về chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2010-2014 của 30 trạm thuộc 3 nhóm doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng, kết hợp phỏng vấn trực tiếp 30 người quản lý và 30 hộ dân sử dụng nước của mỗi nhóm. Kết quả cho thấy 30 trạm khảo sát có thực hiện công tác quản lý cấp nước theo quy định của Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định này tại các trạm chưa đầy đủ, cụ thể như: chưa đảm bảo về khoảng cách vệ sinh, chưa trang bị máy phát dự phòng và xây dựng hệ thống xử lý nước. Kết quả giám sát chất lượng nước cấp đều đạt QCVN 02:2009/BYT ngoại trừ chỉ tiêu asen và vi sinh. Mô hình Nhà nước có công tác quản lý và cấp nước tốt hơn hai mô hình còn lại. Tuy nhiên, mô hình Nhà nước cần đầu tư thêm hệ thống xử lý để cải thiện chất lượng nước cấp trong thời gian tới.
Từ khóa: Chất lượng nước cấp, cộng đồng, doanh nghiệp, mô hình cấp nước nông thôn, nhà nước, nước cấp sinh hoạt nông thôn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014). Báo cáo số: 1377/BC-BNN-TCTL, ngày 28/04/2014 về việc “Báo cáo kết quả thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013”, ngày truy cập: 07/08/2017. Truy cập tại địa chỉ: https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/article-hdtv.html.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia. Truy cập ngày: 07/08/2017. Truy cập tại: http://opendata.vn/dataset/bao-cao-hien-trang-moi-truong-quoc-gia-nam-2012.

Bộ Y tế (2012). Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam năm 2011.

Bùi Quốc Lập (2013). Công tác quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn hiện nay và một số vấn đề cần giải quyết. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi (40): 46-52.

Đặng Kim Chi (2008). Hóa học môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 260 trang.

Đặng Ngọc Chánh, Nguyễn Trần Bảo Thanh, Nguyễn Đỗ Quốc Thống (2010). Xây dựng mô hình xử lý asen trong nước dưới đất áp dụng cho cấp nước tập trung tại xãTân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Truy cập tại: http://iphhcm.org/index.php/sc-kho-moi-trng/401-mo-hinh-x-ly-arsen-trong-nc-ngm-ap-dng-cho-cp-nc-tp-trung-ti-xa-tan-long-huyn-thanh-binh-tnh-ng-thap. Truy cập ngày: 07/08/2017.

Đoàn Thu Hà (2013). Đánh giá tác động biến đổi khí hậu tới cấp nước nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp ứng phó. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2013. ISBN 978-604-82-0066-4.

Gupta, A., M. Yunus andSankararamakrishnan, N. (2013). Chitosan- and Iron–Chitosan-Coated Sand Filters: A Cost-Effective Approach forEnhanced Arsenic Removal. Industrial &Engineering Chemistry Research, 52 (5): 2066-2072.

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Hữu Chiếm, Huỳnh Long Toản và Phan Thanh Thuận (2013). Xử lý nước dưới đất ô nhiễm arsenic qui mô hộ gia đình. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 25: 36-43.

Lê Huy Bá (2008). Độc chất môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 988 trang.

Nguyễn Văn Sánh, Nguyễn Ngọc Sơn, Võ Văn Tuấn, Lê Đăng Khôi (2010). Nghiên cứu tài nguyên nước Trà Vinh: Hiện trạng khai thác, sử dụng và các giải pháp quản lý sử dụng bền vững. Tạp Chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 15b: 167-177.

Nguyễn Văn Việt (2009). Đánh giá chất lượng nước tại hệ thống cấp nước sinh hoạt quậnÔ Môn – TP. Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Việt Kỳ (2009). Tình hình ô nhiễm Asen ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ. Trường Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 12 (05): 101-112.

Rumsey, D.J. (2011). Leaving Room for aMargin of Error. In: D. J. Rumsey (Ed.), Statistics for Dummies (pp. 181-192). Indianapolis, Indiana: Wiley Publishing, Inc.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (2014). Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2014 và định hướng nhiệm vụ năm 2015.