Nguyễn Quốc Nghi * , Nguyễn Văn Rảnh , Nguyễn Thị Kim Thuyền Trần Thị Diễm Cần

* Tác giả liên hệ (quocnghi@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted to analyze the value chain of Ha Chau Burmese grapes in Phong Dien district, Can Tho city. The research data were collected from 84 observations, including households, traders, granaries and retailers. The study applied the value chain approach of Kaplinsky & Morris (2001), the ValueLinks method of GTZ (2007), a set of tools for value chain analysis of Vo Thi Thanh Loc and Nguyen Phu Son (2013) and participation of chain actors. The results showed that the value chain of Ha Chau Burmese grapes is operated through four key market channels. Most of the output is mainly sold to fruit granaries (43.67%) and long distance traders (43.26%). In the key market channels, channel 1 and channel 2 are two channels that generated the highest value added (VA) as well as received the highest net value added (NVA). In the market channel of the retailers, the retailers are the agent which has generated the value added and received the highest net value added compared to the other agents. Based on such results, some solutions were proposed to improve the value chain of Ha Chau Burmese grapes in Phong Dien district, Can Tho city.
Keywords: Ha Chau Burmese grapes, Phong Dien, value chain, value added

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích chuỗi giá trị sản phẩm dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (TP. Cần Thơ). Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 84 quan sát, bao gồm các tác nhân như nông hộ, thương lái, vựa và tác nhân bán lẻ. Nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007), bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) và sự tham gia của các tác nhân tham gia chuỗi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chuỗi giá trị sản phẩm dâu Hạ Châu được vận hành chủ yếu thông qua 4 kênh thị trường chính. Phần lớn sản lượng được nông hộ bán chủ yếu cho vựa trái cây (chiếm 43,67%) và thương lái đường dài (chiếm 43,26%). Trong các kênh thị trường chính, kênh 1 và kênh 2 là 2 kênh tạo ra giá trị gia tăng (GTGT) và nhận về giá trị gia tăng thuần (GTGTT) cao nhất. Trong các kênh thị trường có mặt của tác nhân bán lẻ thì đây là tác nhân tạo ra GTGT và nhận về GTGTT cao nhất so với các tác nhân còn lại. Kết quả nghiên cứu đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.
Từ khóa: chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, dâu Hạ Châu, Phong Điền

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chi Cục Thống kê huyện Phong Điền, 2015. Niên Giám Thống kê huyện Phong Điền.

GTZ, 2007. Valuelinks manual. The methodology of value chain promotion. Eschborn, Germany: Deutsche Gesellschaft fürTechnische Zusammenarbeit(GTZ).

Kaplinsky, R., 2000. Globalisation and unequalisation: What can be learned from value chain analysis?. Journal of Development Studies, 37(2): 117-146.

Kaplinsky, R., and M. Morris, 2001. A handbook for value chain research. The Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom.

Trần Tiến Khai, 2011. Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừaBến Tre. Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo Bến Tre (Dự án DBRP Bến Tre).

Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Chuỗi giá trị và kết nối thị trường, Dự án ICRE – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang.

Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2013. Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ, 129 trang.