Lê Quốc Việt * Trần Ngọc Hải

* Tác giả liên hệ (quocviet@ctu.edu.vn)

Abstract

The study is aimed to determine the appropriate water level, stocking density, and emerged substrate for the development of crab larva from megalop stage to crab 1. The study included two experiments: (1) investigation of different water levels (20, 40 and 60 cm) in combination with stocking density (5000, 10000 and 15000 individuals/m2) on survival of crab and (2) investigation of amount of emerged substrate (0, 2, 4 and 6 m2 substrate area/m2 of floor area) following the best water level and stocking density (the best results from experiment 1). Both two experiments were set up in the tanks (0.1 m2). Water salinity was 26 ‰. Initial megalop size was from 2.08 to 2.10 mm. After 7 days of nursery, there was no interaction between the water level and stocking density on the survival rate of crab (p = 0.226). However, the survival rate of crab at the water level of 40 (76.9%) and 60 cm (75%) were significantly higher and that of water level of 20 cm. At stocking density of 5,000induviduals/m2, survival rate reached 85.6% and it was significantly higher than those of other stocking densities. In the second experiment, the highest survival rate of crab (79.9%) was found in treatment applied 6 m2 of substrate per 1 m2 floor. However, there was no significant difference between the treatments. Results showed that at stocking density of 5,000 individuals/m2, the water level of 40 cm and 2 m2 substrate area/m2 of floor area are the best conditions for nursery megalop to crab 1.
Keywords: Density, mud crab, substrate, water level

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định mức nước, mật độ và lượng giá thể thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng cua biển giai đoạn megalop đến cua 1. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm: (1) thí nghiệm gồm 2 nhân tố với 9 nghiệm thức (mức nước 20; 40; 60 cm kết hợp với mật độ ương 5.000; 10.000 và 15.000 con/m2) và (2) ảnh hưởng của lượng giá thể (0, 2, 4 và 6 m2 giá thể /m2 diện tích đáy), được bố trí với mức nước 40 cm và mật độ 5.000 con/m2 (kết quả tốt nhất từ thí nghiệm 1). Cả 2 thí nghiệm được bố trí trong bể có diện tích đáy 0,1 m2, độ mặn 26‰ và kích cỡ megalop từ 2,08 – 2,10 cm. Sau 7 ngày ương, tỷ lệ sống của cua không có sự tương tác giữa mức nước và mật độ ương (p=0,226), tuy nhiên tỷ lệ sống cua ở mức nước 40 (76,9%) và 60 cm (75%) cao hơn và khác biệt so với mức nước 20 cm; ở mật độ ương 5.000 con/m2 đạt tỷ lệ sống 85,6% cũng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các mật độ ương khác. Tỷ lệ sống của cua ở nghiệm thức lượng giá thể 6 m2 đạt tỷ lệ sống cao nhất (79,7%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với lượng giá thể 2 m2 (79,4%) và 4 m2 (74,9%). Kết quả cho thấy, ương megalop lên cua 1 với mật độ 5.000 con/m2, mức nước 40 cm và diện tích giá thể gấp 2 lần diện tích đáy đạt hiệu quả cao nhất.
Từ khóa: Cua biển, giá thể, mật độ, mức nước

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd, 1988. Pond water aeration systems Aquauture Engineering 18(1), 9-40.

Hoàng Đức Đạt, 2004. Kỹ thuật nuôi cua biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 87 trang.

Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2015. Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình ương cua giống trong bể lót bạc ở huyện Năm Căn – Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. Tập 15 (3): 294 – 301.

Ong, K.S., 1964. The early developmental stages of Scylla serrata Forskal (Crustacea:Portunidae) reared in the laboratory. In: Indo-Pacific Fishery Council, 11 (2): 135-146.

Trần Minh Nhứt, Trần An Xuyên và Trần Ngọc Hải, 2010. Ương ấu trùng cua biển (scylla paramamosain) theohai giai đoạn zoae1 - zoae5 và zoae5 - cua 1 với các mật độ khác nhau và chế độ cho ăn khác nhau - Tạp chí khoa học Trường Đại Học Cần Thơ. Số 14b: 284-294.

Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa, 2004. Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình nước xanh. Tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ, Chuyên ngành Thủy sản. 373: 187-192.