Võ Hồng Tú * , Nguyễn Quang Tuyến , Nguyễn Thùy Trang Huỳnh Thị Thúy

* Tác giả liên hệ (vhtu@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted to assess the potentialities for developing fruit orchards in Tinh Bien district with the specific objectives: identifying tourists' preferences; analyzing and finding solutions that combine fruit orchards with tourism to create a good impression and to attract tourists. The study is based on an interview of 68 fruit farmers in 4 communes having largest areas of ​​fruit trees as well as the potentiality for tourism development and tourist services in Nui Cam mountain. The study showed that the production of locally special fruits such as Hoa Loc mango, Thanh Ca mango, Baccaurea ramiflora and guanabana have high economic performace. In terms of demand, tourists express their preferences for mangosteen, baccauria and star apple. The tourists also prefer activities such as self-picking fruits in the garden, listening to spiritual stories and enjoying fruits on-site and they are willing to pay 66,006, 40,189 and 25,698 VND, respectively, to enjoy these activities. In summary, the establishment and development of the orchard associated with tourism is one of the possible directions in the coming time.
Keywords: An Giang, Eco-tourism, locally special fruits, potentiality

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, xác định thị hiếu du khách, phân tích và tìm giải pháp kết hợp giữa vườn cây ăn trái gắn với du lịch nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách, góp phần tăng thu nhập cho các hộ trồng vườn huyện Tịnh Biên. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 68 hộ nông dân trồng cây ăn trái của 4/14 xã, thị trấn có diện tích trồng cây ăn trái nhiều nhất cũng như có tiềm năng phát triển du lịch và phục vụ khách du lịch ở khu vực Núi Cấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất các loại cây ăn trái đặc sản như: xoài cát Hòa Lộc, xoài Thanh Ca, dâu núi và mãng cầu Xiêm đều cho hiệu quả tài chính cao. Đối với khía cạnh cầu, khách du lịch bộc lộ sự ưa thích trái măng cục, dâu núi và vú sữa và thích các hoạt động như tự hái trái cây tại vườn, nghe câu chuyện tâm linh và thưởng thức trái cây với các mức giá sẵn sàng chi trả cho từng hoạt động này lần lượt là 66.006 đồng, 40.189 đồng và 25.698 đồng. Tóm lại, việc xây dựng và phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch là một trong những hướng đi khả thi trong thời gian tới
Từ khóa: An Giang, Cây ăn trái đặc sản, Du lịch sinh thái, Tiềm năng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ban quản lý du lịch huyện Tịnh Biên (2016). Báo cáo tình hình du lịch trên địa bàn huyện năm 2016 và phương hướng năm 2017.

Chi cục Thống kê huyện Tịnh Biên (2016). Báo cáo chính thức diện tích, năng suất, sản lượng cây nông nghiệp lâu năm 2015.

Cục Thống Kê tỉnh An Giang (2016). Niên giám Thống kê tỉnh An Giang năm 2015.

Thủ tướng Chính phủ(2013).Quyết định số 899/QĐ-TTgvề việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2014). Quyết định số 1008/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2014). Quyết định số 1884/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017). Quyết định Số 1114/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.