Võ Văn Hà * Vũ Anh Pháp

* Tác giả liên hệ (vvha@ctu.edu.vn)

Abstract

The study on diversified land use in the dike of shrimp-rice rotation system in brackish water area is aimed at helping farmers to diversify the household income, reduce to risks for agriculture production and adapt to unstable weather changing. The research was conducted with sorghum planting (Sorghum bicolor) and elephant grass (Pennisetum purpureum) in combination with cattle-breeding on farm level. Following the farm activities, the study was recorded in the diary of 14 farmers who participated in this study, and interviewed 61 farmers who were practicing upland crops and combination with cattle-breeding by questionnaires. The results showed that sorghum adapts well to the ecological condition of this area and gives high yield. High yield of elephant grass should be a stable green fodder source for cattle-breeding. Growing upland crops had higher economic efficiency that should improve household income and contribute to land use efficiency, instead of non-farming as before farmers. Growing in group of crop species, which includes melon, bitter gourd and pepper combination with sorghum, are highly profitable compared to other crops. Diversification of land use will help farmers develop agriculture production, stabilize livelihood options and adapt well with climate changes in brackish water area.
Keywords: Diversified land use, elephant grass, sorghum, upland crop

Tóm tắt

Nghiên cứu đa dạng sử dụng tài nguyên đất bờ bao hệ thống luân canh tôm-lúa tại vùng nước lợ nhằm giúp nông dân đa dạng các nguồn thu nhập, hạn chế rủi ro cho sản xuất nông nghiệp và thích ứng với sự thay đổi bất thường của thời tiết. Nghiên cứu đã bố trí thí nghiệm trồng cây cao lương (sorghum bicolor) và trồng cỏ voi (Pennisetum purpureum) kết hợp chăn nuôi bò trong nông hộ. Đồng thời, nghiên cứu cũng ghi chép sổ nhật ký 14 nông hộ tham gia nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp 61 nông dân trồng hoa màu, trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn. Kết quả cây cao lương thích nghi tốt và cho năng suất cao ở vùng này. Năng suất cỏ voi cao là nguồn cung cấp thức ăn ổn định cho chăn nuôi bò. Hoạt động trồng hoa màu đều mang lại hiệu quả nên nâng cao sự đa dạng thu nhập hộ và tăng khả năng sử dụng đất, thay vì không canh tác như trước đây của nông dân. Nhóm cây trồng họ bầu bí, dưa, khổ qua và ớt trồng đơn hay trồng kết hợp với cây cao lương đều cho lợi nhuận cao so với các loại cây khác. Đa dạng sử dụng đất sẽ giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định sinh kế và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu tại vùng nước lợ.
Từ khóa: Cây cao lương, Cây hoa màu, Cỏ voi, Sử dụng đất đa dạng

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ðặng Kiều Nhân, 2016. Ðồng bằng sông Cửu Long trong cảnh phát triển bền vững. Trong: Nguyễn Văn Sánh và Ðặng Kiều Nhân (chủ biên). Phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn vùng Ðồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Ðại học Cần Thơ. Trang 2-20.

Đinh Văn Cải, 2007.Nuôi bò thịt: kỹ thuật-kinh nghiệm-hiệu quả. Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007; 128 trang.

Van Vo, H., Dang, N.K., Le, T.N., and Tran, B.T., 2013. Assessment of a Farmer Base Network in Promoting an Intergrated Farming System at the Mekong Delta in Viet Nam. Asian Journal of Agriculture and Development, 10 (2): 39-58.

Huỳnh Minh Hoàng, 2005. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trên vùng đất phèn tại Chủ Chí-Bạc Liêu. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 159 trang.

Lê Quang Trí, Võ Thị Gương và Nguyễn Hữu Kiệt, 2009. Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất nuôi tôm mặn-lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. Diễn đàn Khuyến Nông Công nghệ lần thứ 7-2009, NXB Nông Nghiệp Tp Hồ Chí Minh, trang 55-70.

Ngân hàng Thế giới Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - Vụ Phát triển Nông thôn và Tài nguyên, 2005. Thúc đẩy công cuộc phát triển nông thôn ở Việt Nam: Tăng trưởng, công bằng và đa dạng hóa, phần I (46 trang) và phần IV (101 trang).

Nguyễn Ngọc Sơn, Đặng Kiều Nhân và Phan Hồng Phúc, 2014. Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Báo cáo tại Hội thảo cấp Quốc gia về “Giải pháp phát triển nông nghiệp và môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Trường Đại học Cần Thơ ngày 23 tháng 5 năm 2014.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Xuyên, 2016. Báo cáo “Tổng kết Phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn huyện Mỹ Xuyên năm 2013 đến 2016”.

UBND huyện Mỹ Xuyên, 2015. Báo cáo đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và gắn với xây dựng nông thôn mới”.

UBND xã Hòa Tú 1, 2015. Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020.

Võ Đăng Ký, 2009. Đánh giá các mô hình sản xuất và sinh kế nông hộ vùng chuyển đổi huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ. Mã số 606225.

Võ Văn Hà, Tô Lan Phương, Huỳnh Cẩm Linh và Trần Hữu Tuấn, 2016. Đánh giá các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm trên đất lúa ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46b: 70-79.