Huỳnh Minh Trí * , Nguyễn Hoàng Việt Nguyễn Ngọc Hải

* Tác giả liên hệ (hmtri@vemedim.com.vn)

Abstract

Porcine epidemic diarrhea virus (PEDV) is a Coronavirus that caused an enteric infectious disease with high death rate for piglets particularly newborn. A survey on PEDV infection in sows was carried out in Tien Giang province. Blood samples from unvaccinated PED sows were collected. Antibodies against PEDV was determined by ELISA test with Porcine epidemic diarrhea virus antibody test kit, SwinecheckR PED indirect - Biovet – Canada. Results showed that a PEDV prevalence of sows was 33.72%. The highest prevalence was found in Cho Gao district (59.22%), then in Cai Lay (27.66%), Cai Be (14.52%) and lowest rate was in Chau Thanh district (10.20%). The highest PED antibody positive rate was found in the herd of the size from over 50 sows (34.95%). These rates for the herd size of 20-50 sows and under 20 sows were 33.66%, and 31.58% respectively. The positive rate of the sows that have given 4-5 litters and over 5 litters were 56.67% and 38.59% respectively. While these rates for sows given 2 and 3 litters were 33.33% and 27.5% respectively. Analysing the risk factors to PED suspected epidemic showed that, the highest risk factor was not disinfectant housing or disinfecting fewer than one time per every 2 weeks. The others were without disinfectant pits in the house; near distance to the disease outbreaking farm.
Keywords: Porcine epidemic diarrhea (PED), Risk factors, sows, Tien Giang province

Tóm tắt

Virus gây bệnh tiêu chảy cấp trên heo (Porcine Epidemic Diarhea virus - PEDV) là một Coronavirus gây bệnh đường ruột nghiêm trọng, truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt gây chết trên heo con sơ sinh với mức độ cao. Các mẫu huyết thanh heo nái chưa tiêm phòng vaccine PED được phân tích bằng Bộ kit ELISA Porcine epidemic diarrhea virus antibody test kit, SwinecheckR PED indirect của hảng Biovet – Canada. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm PEDV trên đàn nái tại tỉnh Tiền Giang là 33,72%, trong đó cao nhất là huyện Chợ Gạo (59,22%), kế đến là các huyện Cai Lậy (27,66%), Cái Bè (14,52%) và thấp nhất là huyện Châu Thành (10,20%). Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở qui mô đàn nái từ trên 50 nái (34,95%), qui mô 20 – 50 (33,66%) nái và thấp nhất là ở qui mô dưới 20 nái (31,58%). Tỷ lệ nhiễm ở những nái có số lứa đẻ trong khoảng 4 – 5 lứa (56,67%), nái trên 5 lứa (38,59%). Những nái hậu bị hoặc chỉ mới sinh sản 1 lứa (33,33%) và thấp nhất là nái đã sinh sản 2 – 3 lứa (27,50%). Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh cho thấy, nguy cơ cao nhất là không sát trùng chuồng trại hoặc sát trùng chuồng trại ít hơn 1 lần/ 2 tuần. Các yếu tố nguy cơ tiếp theo là không có hố sát trùng trước trại, khoảng cách gần với các hộ chăn nuôi có dịch bệnh.
Từ khóa: Bệnh tiêu chảy cấp ở heo (PED), heo nái, Tiền Giang, yếu tố nguy cơ

Article Details

Tài liệu tham khảo

Goede, D., Robbins, R., Dufresne, L., Engle, M. and Morrison, R.B., (2013), Detection of porcine epidemic diarrhea virus in air samples at varying distances to epidemic farms in Oklahoma. In: Allen D. Leman, 2013. Swine Conference, Volume 40: 212.

Jung, K., Wang, Q., Scheuer, K.A., Lu, Z., Zhang, Y., Saif, L.J., (2014). Pathology of US porcine epidemic diarrhea virus strain PC21A in gnotobitic pig. Emerging infectious disease, 20(4): 662 – 665.

Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Ngọc Hải (2017), Tình hình bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) và xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED ở thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc chăn nuôi-thú y 2017, NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 392 – 398.

Liên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê, (2000), Thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại, số 69/2000/TTLT/BNN-TCTKngày 23/06/2000.

Nguyễn Tất Toàn, Nguyễn Đình Quát, Trịnh Thị Thanh Huyền, Đỗ Tiến Duy, Trần Thị Dân, Nguyễn Thị Phước Ninh và Nguyễn Thị Thu Năm (2012), Phát hiện virus gây bệnh tiêu chảy cấp (PEDV) trên heo ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tạp chí KHKT thú y tập 19(5): 26 - 30.

Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013), Một số yếu tố liên quan và đặc điểm bệnh học của dịch tiêu chảy cấp trên heo con theo mẹ tại một số tỉnh phía Nam, Tạp chí KHKT thú y tập 20(2): 5 - 11.

Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hòa và Yamaguchi, (2014), Một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch trên heo ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí KHKT thú y, tập 21(2): 43-55.

Song, D.S., Oh, J.S., Kang, B.K., Yang, J.S., Song, J.Y., Moon. H.J., Kim, Y.T, Yoo, H.S, Jang, S.Y and Park, B.K., (2005). Fecal shedding of a highly cell-culture-adapted porcine epidemic diarrhea virus after oral inoculation in pigs. J Swine Health Prod, 13(5): 269-272.

Kim, S.Y., Song D.S., Park, B.K., (2001), Differential detection of transmissible gastroenteritis virus and porcine epidemic diarrhea virus by duplex RT-PCR, J Vet Diagnos Invest, 13(6): 516 - 520.

Pensaert, M.B., and Yeo, S.G., (2006), Porcine epidemic diarrhea. In Straw B.E., Zimmerman J.J., D’Allaire S., Taylor D.J. (eds), Disease of swine. Blackwell Publishing Professional, Ames, IA., p 367–372.

Pospischil, A., Kiupel, M., Stuedli, A., (2002), Update on porcine epidemic diarrhea, J Swine Health Prod, 10(2): 81 – 85.

Puranaveja, S., Poolperm, P., Lertwatcharasarakul, P., Kesdaengsakonwut, S., Boonsoongnern, A., Urairong, K., Kitikoon, P., Choojai, P., Kedkovid, R., Teankum, K. and Thanawongnuwech, R. (2009), Chinese like strain of porcine epidemic diarrhea virus, Thailand Emerg Infect dis, 15(7): 1112 - 1115.

Thrusfield M. (1997), Veterinary epidemilogy 2nd ed (reissued in paperback with updates), Blackwell Ltd, Cambridge, p 483.