Đặng Văn Tý * , Nguyễn Hoàng Huy , Châu Thi Đa , Vũ Ngọc Út Trần Văn Việt

* Tác giả liên hệ (tym0615022@gstudent.ctu.edu.vn)

Abstract

Water quality in Binh Thien lagoon, An Giang province, was studied to evaluate the fluctuation of physico-chemical parameters, and obtained results may serve as baseline information for lagoon management, specifically for the sustainable management of fisheries and aquaculture. The study was carried through twelve times of water sampling for temperature, depth, pH, TSS, NO2-,DO , COD, BOD, TAN, P-PO43- and coliform.  analyses at 30-day intervals from January to December 2016. The water samples were collected along a transect including in front, middle and back of the lagoon, and both of surface and bottom sites (50cm in depth and 50cm above the bottom, respectively). Results revealed that water quality parameters in Binh Thien lagoon varied on both temporal and spatial scales, parameters in this study were under the Vietnam national standard of surface water (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) except an over case of COD in the dry season. Besides, coliform in the dry season was more abundant than in the wet season, it means that Binh Thien lagoon is being received large waste water from local community in the region.
Keywords: An Giang, Binh Thien lagoon, water quality

Tóm tắt

Chất lượng nước ở Búng Bình Thiên (BBT), An Giang được nghiên cứu nhằm đánh giá sự biến động các chỉ tiêu thủy lý hóa trong búng làm cơ sở cho việc nuôi trồng, khai thác và bảo tồn nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững. Nghiên cứu đã được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016 thông qua 12 đợt thu mẫu (theo nhịp thu mẫu 30 ngày/lần) bao gồm các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ sâu, pH, TSS, N-NO2-, DO, COD, BOD, TAN, P-PO43- và coliform, việc thu mẫu đã thực hiện ở các khu vực đầu búng, giữa búng và cuối búng, mỗi vị trí thu ở 2 tầng nước (tầng mặt cách mặt nước 50 cm và tầng đáy cách mặt đáy búng 50 cm). Kết quả thấy rằng chất lượng nước trong BBT có sự biến động theo thời gian và không gian, các chỉ tiêu nghiên cứu đều nằm trong mức cho phép ngoại trừ COD trong mùa khô và vượt mức cho phép tiêu chuẩn chất lượng nước mặt khi so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A1), chỉ có COD vượt mức ở các tháng mùa khô. Ngoài ra, coliform xuất hiện trong BBT mùa khô nhiều hơn mùa mưa mặc dù ở mức cho phép nhưng chứng tỏ hiện nay BBT đang tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động của cộng đồng xung quanh.
Từ khóa: An Giang, Búng Bình Thiên, chất lượng nước

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thủy sản, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. 17 trang.

Boyd, C. E., 1998. Water quality for pond Aquaculture. Deparment of Fisheries and Allied Aquacultures. Auburn University, Alabama 36849 USA, 37 pp.

Lê Công Quyền, 2015. Sự phân bố phiêu sinh thực vật ở Búng Bình Thiên, AnGiang, Tạp chí khoa học Đại học An Giang, 7(3): 66-74.

Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thuỷ sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 424 trang.

Lê Huy Bá, 2007. Sinh thái môi trường đất. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 320 trang.

Lương Thanh Nhựt Linh và Phạm Quốc Hùng, 2015. Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2: 47-49.

Phạm Quốc Nguyên, Lê Hồng Y, Nguyễn Văn Công và Trương Quốc Phú, 2014. Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 34: 128-136.

Phạm Văn Thưởng và Đặng Đình Bạch, 1999. Giáo trình cơsở hóa học môi trường, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 231 trang.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, 2012. Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh An Giang giai đoạn 2005 – 2009, 152 trang.

Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt và NguyễnVăn Sang, 2012. Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang. Tạp chí Sinh học, 34: 21-29.

Thái Thị Nguyên, 2013. Biến động chất lượng nước trên sông Hậu. Luận văn cao học, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, 70 trang.

Trương Quốc Phú và Yang Yi, 2005. Ảnh hưởng của việc nuôi cá da trơn trong bè đến chất lượng nước ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ 3: 8-17.