Nguyễn Đỗ Châu Giang * , Lâm Văn Thông , Châu Minh Khôi Nguyễn Minh Đông

* Tác giả liên hệ (ndcgiang@ctu.edu.vn)

Abstract

The studies were conducted in a green-house (at Can Tho University) and the in-situ condition of a rice field in My Loc, Tam Binh, Vinh Long during the Thu Dong cropping season (in 2012) with the aim of evaluating the effects of urea fertilizer amended with trace element (TE) on nitrogen used efficiency (NUE), rice growth and grain yield in comparison to those of normal urea fertilizer. The experiments were set up in Randomized Complete Block Design included 5 treatments (0N, 100%N white urea, 100% opalescent urea, 100%N +TE and 90%N+TE) with 5 replications in the green-house, and 4 replications in the field. The results showed that urea fertilizer amended with trace element (TE) did not contribute for improvement in agronomic efficiency (AE) and adsorption nitrogen rate (ANR) in the net-house and field experiments, although ANR of urea amended with TE treatments had a greater trend in comparison to that of urea in the field experiment. Moreover, urea amended with TE were non-significantly different in increasing yield; however, the application of 90%N amended with TE was still maintained rice yield in both experiments.
Keywords: Urea, trace element, TE, nitrogen used eficiency, Tam Binh, Vinh Long

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện ở nhà lưới (Đại học Cần Thơ) và đồng ruộng tại xã Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long vào vụ Thu Đông 2013 nhằm so sánh hiệu quả của phân urea có bổ sung vi lượng (TE) với phân urea thông thường (hạt đục, hạt trong) trên hiệu quả sử dụng đạm (NUE), sinh trưởng, và năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (0N, 100%N hạt đục, 100%N hạt trong, 100%N+TE và 90%N+TE) với 5 lặp lại trong thí nghiệm nhà lưới, và 4 lặp lại trong thí nghiệm đồng ruộng. Kết quả cho thấy, việc bổ sung TE vào urea hạt đục chưa góp phần nâng cao hiệu quả nông học (AE) và N hấp thu từ phân bón (ANR) trong thí nghiệm nhà lưới và đồng ruộng, mặc dù ANR của các nghiệm thức urea bổ sung TE có khuynh hướng cao hơn urea hạt đục trong thí nghiệm đồng ruộng. Ngoài ra, bổ sung TE vào phân urea chưa có ý nghĩa trong việc gia tăng năng suất, tuy nhiên khi bón giảm lượng N ở mức 90%N bổ sung TE vẫn duy trì năng suất lúa trong cả hai thí nghiệm. Cần so sánh hiệu quả của việc giảm liều lượng phân N bón không có TE và có TE để thấy rõ hơn hiệu quả của bổ sung TE trong duy trì năng suất cây trồng ở điều kiện bón giảm phân đạm.
Từ khóa: Urê, vi lượng, TE, hiệu quả sử dụng N, Tam Bình, Vĩnh Long

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Huy Đáp, 1997. Lúa Việt Nam trong vùng Nam và Đông Nam Châu Á. NXB Nông nghiệp. p270.

Dong, N. M., Brandt, K. K., Sørensen, J., Hung, N. N., Hach, C. V., Tan, P. S. & Dalsgaard, T., 2012. Effects of alternating wetting and drying versus continuous flooding on fertilizer nitrogen fate in rice fields in the Mekong Delta, Vietnam. Soil Biology and Biochemistry 47: 166-174.

Mae T., 1997. Physiological nitrogen efficiency in rice: nitrogen utilisation, photosynthesis and yield potential. Plant and Soil 196: 201-210.

Ngô Ngọc Hưng, 2005. Thang đánh giá tham khảo cho một số đặc tính lý hóa học đất. Giáo trình thực tập Thổ nhưỡng, tủ sách Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Đình Giao, 1997. Giáo trình cây lương thực tập 1 – cây lúa, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội I. NXB Nông nghiệp. p67 – 85.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống canh tác. Trường Đại học Cần Thơ. 244 trang.

Reda Soliman Khalil, 2005. Enhancing the efficiency of urea and ammonium nitrate by the addition of nutrients. IFA – Technical Committee Meeting. 11 – 13th April 2005. Alexandria - Egypt.

Richards R.A., 2000. Selectable traits to increase crop photosynthesis and yield of grain crops. Journal of Experimental Botany. 447-458.

Thiagalingam, K., 2000. Soil and plant sample collection, preparation and interpretation of chemical analysis. A training manual and guide. Australian Contribution to National Agricultural Research System in PNG (ACNARS). Prepared by AACM International Project Managers and Consultants Adelaide, Australia.

Yoshida S., 1981. Fundamental of rice crop science. IRRI, Los Bafios, Philippines, pp.111-176.