Lê Văn Dang * , Trần Ngọc Hữu , Nguyễn Bảo Vệ , Lê Phước Toàn , Ngô Ngọc Hưng Nguyen Kim Quyen

* Tác giả liên hệ (lvdang@ctu.edu.vn)

Abstract

The objective of this study was to evaluate effects of N, P, K fertilizers application on cassava growth and yield on four acid sulphate soils in the Vietnamese Mekong Delta. The on-farm research was conducted in three different locations of acid sulphate soil, with each location considering as a replication. The treatments included (i) Fully fertilized plot (NPK); (ii) Potassium omission plot (NP); (ii) Phosphorus omission plot (NK); and, (iv) Nitrogen omission plot (PK). The result showed that, the treatment of applying 90 kg N ha-1 based 60 P2O5 - 90 K2O kg ha-1 increased cassava growth rate in the four acid sulphate soils, leading to increasing root tubers number, diameter and cassava yield compared to treatment without nitrogen fertilizer applied. Casava yield responsed well to N than P and K fertilizier. Cassava yield reached the greatest on acid sulphate soils in the Depressed area of Hau River (16.9 tons ha-1) followed by the Plain of Reed (13.6 tons ha-1), the acid sulphate soils in the Long Xuyen Quadrangle (11.0 tons ha-1), and the Ca Mau Peninsula (12.0 tons ha-1). There was the need to study effect of N, P, K dosage on cassava yield in order to have proper recommendation for the acid sulphate soils use and management.
Keywords: Cassava, acid sulphate soils, growth, yield, omission plot technique

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá đáp ứng sinh trưởng và năng suất của cây khoai mì kè đối với phân N, P, K trồng trên bốn vùng đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm nông hộ (on-farm research) được thực hiện trên ba địa điểm khác nhau của mỗi vùng đất phèn, với mỗi địa điểm là một lần lặp lại. Các nghiệm thức thí nghiệm: (i) bón đầy đủ phân N, P, K; (ii) không bón phân lân; (iii) không bón phân kali và (iv) không bón phân đạm. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân đạm ở liều lượng 90 kg N/ha trên nền 60 P2O5 - 90 K2O (kg/ha) làm tăng khả năng sinh trưởng của khoai mì trên bốn vùng đất phèn, từ đó làm gia tăng số củ, chiều dài củ, đường kính củ và năng suất củ khoai mì tốt hơn so với việc không bón phân đạm. Năng suất củ khoai mì có đáp ứng với phân lân và kali nhưng thấp hơn phân đạm. Đáp ứng năng suất của khoai mì với phân N, P, K theo thứ tự N>P≥K. Năng suất củ khoai mì đạt cao nhất ở vùng đất phèn TSH (16,9 tấn/ha) kế đến là vùng đất phèn ĐTM (13,6 tấn/ha) và thấp nhất là ở vùng đất phèn TGLX (11,0 tấn/ha), BĐCM (12,0 tấn/ha). Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm, lân, kali đến năng suất khoai mì nhằm đưa ra công thức khuyến cáo hiệu quả cho từng vùng đất phèn ở ĐBSCL.
Từ khóa: Khoai mì, đất phèn, sinh trưởng, năng suất, kỹ thuật lô khuyết

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hình 1: Đáp ứng của phân N, P, K lên năng suất khoai mì trồng trên 4 vùng đất phèn

Hiệu quả nông học của phân đạm cao nhất so phân lân và kali (hình 2). Hiệu quả nông học của phân đạm, phân lân và phân kali ở các vùng đất phèn lần lượt là: TGLX (82,7; 55,0; 38,9), BĐCM (62,2; 6,7; 13,3), ĐTM (72,2; 53,3; 42,4), TSH (122; 70,0; 51,1) kg củ trên kg phân. Hiệu quả nông học của phân đạm ở vùng đất phèn TSH (122 kg củ trên kg phân đạm) là cao nhất so với hiệu quả nông học của ba vùng đất phèn còn lại. Hiệu quả nông học của phân lân và phân kali thấp nhất ở vùng đất phèn BĐCM (6,7 kg củ trên kg phân lân và 13,3 kg củ trên kg phân kali). Kết quả cho thấy hiệu quả nông học của phân đạm trong nghiên cứu tương tự kết quả nghiên cứu của Uwah et al. (2013), hiệu quả nông học của phân đạm đối với cây khoai mì 70 – 80 kg củ/ kg phân. Hiệu quả của phân kali trong thí nghiệm chỉ ở khoảng 13 – 50 kg củ/ kg phân, trong khi đó nghiên cứu của Okpara et al. (2010) ở Nigeria thì hiệu quả nông học của phân kali dao động từ 130 - 170 kg củ/ kg phân. Kết quả cho thấy đáp ứng năng suất khoai mì đối với phân kali khá thấp là do lượng dưỡng chất K được cung cấp từ phù sa trong nước lũ hàng năm ở ĐBSCL là rất lớn (Witt et al., 2004). Tuy nhiên, trong những năm gần đây khi mà các đập thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông ngày càng nhiều thì lượng phù sa trong nước lũ về đến được ĐBSCL ngày càng thấp (Nestmann and Vu, 2016). Vì vậy, trong tương lai sẽ có sự đáp ứng năng suất khoai mì đối với phân kali, việc bổ sung kali lại cho đất trong những năm kế tiếp là điều cần quan tâm.

Hình 2: Hiệu quả nông học của phân N, P, K trên cây khoai mì kè giữa các vùng đất phèn ở ĐBSCL

Sử dụng kỹ thuật lô khuyết trong đánh giá dinh dưỡng khoáng N, P, K cho thấy không bón phân đạm, lân và kali đã dẫn đến giảm đường kính củ, chiều dài củ và số củ từ đó làm giảm năng suất củ khoai mì trên bốn vùng đất phèn ĐBSCL (bảng 6). Đặc tính đất của mỗi vùng khác nhau (bảng 1) đã dẫn đến khả năng đáp ứng của cây khoai mì đối với phân N, P, K khác nhau. Sự biến động về số củ năng suất khoai mì của bốn vùng đất phèn gắn liền với sự chênh lệnh về năng suất củ. Trong đó, năng suất củ đạt cao nhất ở vùng đất phèn TSH (16,9 tấn/ha) trong khi năng suất củ đạt thấp nhất ở vùng đất phèn TGLX (11,0 tấn/ha), ĐTM (13,6 tấn/ha) và BĐCM (12,0 tấn/ha) (bảng 6). Xét về tương tác giữa các nghiệm thức bón phân và các vùng đất phèn cho thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Cảnh (1996) ở vùng đất phèn Đồng Tháp Mười khi bón cho khoai mì với lượng phân bón 60 N – 45 P2O5 – 30 K2O (kg/ha), năng suất khoai mì đạt 17 tấn/ha. Nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ, khi bón với các công thức phân 40 N - 20 P2O5 – 40 K2O, 80 N - 40 P2O5 – 80 K2O và 80 N – 80 P2O5 – 120 K2O (kg/ha) cộng với 10 tấn phân hữu cơ, cho năng suất củ lần lượt là 41,40 tấn/ha, 47,34 tấn/ha, 45,47 tấn/ha (Nguyễn Viết Hưng, 2006).

Bảng 6: Đánh giá ảnh hưởng của bón khuyết N, P, K lên thành phần năng suất khoai mì kè tại các vùng đất phèn ở ĐBSCL

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% (**) và 5% (*); ns: không khác biệt thống kê

Bón phân đạm ở liều lượng 90 N trên nền 60 P2O5 - 90 K2O (kg/ha) làm tăng khả năng sinh trưởng của khoai mì trên bốn vùng đất phèn, từ đó làm gia tăng số củ, chiều dài củ, đường kính củ và năng suất củ khoai mì tốt hơn so với không bón phân đạm. Năng suất củ khoai mì có đáp ứng với phân lân và kali nhưng thấp hơn phân đạm. Đáp ứng năng suất của khoai mì với phân N, P, K theo thứ tự N>P≥K.

Năng suất củ khoai mì đạt cao nhất ở vùng đất phèn TSH (16,9 tấn/ha) kế đến là vùng đất phèn ĐTM (13,6 tấn/ha) và thấp nhất là ở vùng đất phèn TGLX (11,0 tấn/ha), BĐCM (12,0 tấn/ha).

Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm, lân, kali đến năng suất khoai mì nhằm đưa ra công thức khuyến cáo hiệu quả cho từng vùng đất phèn ở ĐBSCL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Edwards G.E., Sheta E., Moore B.D., Dai Z., Fransceschi V.R., Cheng S.H., Lin C.H., and Ku M.S.B. 1990. Photosynthetic characteristics of cassava (Manihot esculenta), a C3 species with chlorenchymatous bundle sheath cell. Plant Cell Physiol. 31, 1199–1206.

Howeler R.H., 2002. Cassava Mineral Nutrition and Fertilization. In: Hillocks, R.J., Thresh J.M. and Belloti, A.C. (eds.) Cassava: Biology, Production and Utilization. CAB International, UK. p. 115-147.

Howeler R.H., Cadavid L.F., Calvo F.A., 1977. The interaction of lime with minor elements and phosphorus in cassava production. Centro Internacional de Agricultura Tropical, Cali (Colombia). Cassava Soils Program.

Ingrid O., 1993. Effect of liming and P- fertilization on cereals grow on acid sulfate soil in Sweden. In selected papers of the Ho Chi Minh city Symposium on Acid Sulfate Soils. D. L. Dent and M. E. F. van Mensvoort. IRLI, publ: 53, 177 – 194.

Jayasundara H.P., Thomson B.D., and Tang C. 1998. Responses of cool season grain legumes to soil abiotic stresses. Advances in Agronomy 63: 77 - 151.

Kim L.O., Besar O. and Aseri M.P., 2013. Crop residues types and placement methods on mineralization of soil organic matter. Soil Microbiology, 48: 1222 -1228.

Makitt B. J., 2013. Growth and yield responses of cassava to fertilizer types in southwestern Nigeria. Plant Nutrition and Crop Improvement, 23:444 – 449.

Melanby U.A., 2013. Assessing cassava growth and root yield performance under mineral nutrition. Crop Physiology, 5:67 – 73.

Moore K.J., and Dixon P.M., 2015. Analysis of Combined Experiments Revisited. Agronomy Journal, Volume 107, Issue 2. Pp 763-771.

Muthuswamy P., and Rao K.C. 1979. Influence of Nitrogen and Potash Fertilization on Tuber Yield and Starch Production in Cassava (Manihot esculenta Crantz) Varieties. Potash Review. Subject 27: Tropical and Subtropical Crops No.6/1979, 91stsuite. International Potash Institute, Switzerland.

Nestmann F., Vu D., 2016. Water and Energy in Viet Nam. International Mekong Workshop. Can Tho City, June 2016.

Novoa R., Loomis R.S., 1981. Nitrogen and plant production. Plant Soil 58, 177–204.

Nguyen H., Schoenau J.J., Van Rees K., Nguyen D., and Qian P. 2001. Long-term nitrogen, phosphorus and potassium fertilization of cassava influences soil chemical properties in North Vietnam. Canadian J. Soil Sci; 81 (1), 481-488.

Nguyễn Quang Cảnh, 1996. Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên vùng đất phèn nặng chưa cải tạo ở Đồng Tháp Mười. Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam.

Nguyễn Viết Hưng, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, đất đai và biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu đến năng suất, chất lượng của một số dòng, giống sắn. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp ngành Trồng trọt. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Obigbor A.N., 2010. Uptake of soil nitrogen by groundnut as affected by symbiotic N – fixation. Soil Biochemistry, 44:1111 – 1118.

Obisegbor N.B., 2014. Trends of cassava responses to fertilization in south western Nigeria. Journal of Biology and Physical Sciences, 19:412 – 418.

Ogedengbe W.J., 2012. Study on fertilizer effects on yield and nutrient content of cassava. Journal of Root and Tuber Crops, 23:332 – 338.

Okpara D. A., Agoha U.S., and Iroegbu M., 2010. Response of cassava variety TMS/98/0505 to potassium Fertilization and time of harvest in south eastern Nigeria. Nigerian Agric J. 41(1):84-92.

O'Sullivan J.N and Ernest J., 2008. Yam nutrition and soil fertility management in the Pacific. Australian Centre for International Agricultural Research, Brisbane. 143p.

Oyekanmi P.O., 2008: Soil fertility and cassava yield performance under different weed species in a cassava. Food and Agricultural Science Research,12:1 – 6.

Som D., 2007. Handbook of Horticulture, Indian Council of Agricultural Research, New Delhi, pp: 501 - 504.

Susan K., G. Suja, Sheela M.N, and Ravindran C.S., 2010. Potassium: The Key Nutrient for Cassava Production, Tuber Quality and Soil Productivity - An Overview. Journal of Root Crops 36:132-144.

Trần Ngọc Ngoạn, 2007. Giáo trình cây sắn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Trần Văn Điền, Nguyễn Viết Hưng và Hoàng Kim Diệu, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống sắn KM414 tại Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 107(07): 77 - 81.

Uwah D.F., Effa E.B., Ekpenyong L.E., and Akpan I.E. 2013. Cassava (Manihot esculenta Crantz) performance as influenced by nitrogen and potassium fertilizers in Uyo, Nigeria. The Journal of Animal & Plant Sciences, 23(2): 2013, page: 550-555.

Vo Tong Xuan and Matsui S., 1998. Development of farming systems in the Mekong delta of Viet Nam Ho Chi Minh City Publ. House, Ho Chi Minh City.

Witt C., Dobermann A., Buresh R., Abdulrachman S., Gines H.C., Nagarajan R., Ramanathan S., Tan P.S., and Wang G.H., 2004. Long-Term Phosphorus and Potassium Strategies in Irrigated Rice. Better Crops. Vol. 88, pp. 32-35.