Lê Hồng Việt * , Trần Huỳnh Khanh , Đỗ Bá Tân Châu Minh Khôi

* Tác giả liên hệ (lhviet@nomail.com)

Abstract

Diversification of rice-based cropping system is one of the strategies to help the farmers adapt to saline intrusion. This study was carried out to study the existing conditions of saline intrusion and to analyse the economic efficiency of the present cropping systems in the field in comparison with the experimental ones. Field trials were established on salinity-affected acid sulfate soil cultivated with double rice crops (per year) in Hau Giang province. Three communes affected by salinity intrusion, including Hoa Tien, Vinh Vien A and Luong Nghia, were selected for the study. Data were collected by household interviews and the Participatory Rural Appraisal (PRA) approach. In the studied areas, establishing five experimental cropping systems of rice in rotation with upland crops or intercropping with fish to replace the double rice cropping system. The experimental cropping systems included mung bean – rice – water melon, maize – rice – maize, rice – water melon – rice, rice – rice intercropping with fish and sweet potato – rice – maize. The area of each model was 1.000 m2 with three replicates. In exception, the rice – rice intercropping with fish model was in an area of 3.000 m2. The results showed that there were five main cropping systems in the studied areas, including rice – rice, rice – rice – rice, pineapple, water melon, and sugar cane. The salinity intrusion period lasted from February to March or April. Applying the experimental cropping systems brings more benefits, which were 1.6 to 4.5 folds greater than the traditional systems and help the rice-based cropping systems adapt to salinity intrusion in the study area.
Keywords: Crop rotation, cropping system, economic efficiency, Hau Giang

Tóm tắt

Đa dạng hóa mô hình canh tác là một trong các biện pháp giúp nông dân trồng lúa thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích điều tra hiện trạng xâm nhập mặn, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác hiện tại và các mô hình thực nghiệm trên nền đất nhiễm phèn, mặn trồng lúa hai vụ tại tỉnh Hậu Giang. Ba xã chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn gồm Hỏa Tiến, Vĩnh Viễn A và Lương Nghĩa được chọn làm địa điểm thực hiện. Phỏng vấn nông hộ và đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân là hai phương pháp chính được sử dụng để điều tra. Trên địa bàn ba xã xây dựng 5 mô hình canh tác thực nghiệm áp dụng luân canh cây trồng cạn trên nền đất lúa hai vụ gồm: đậu xanh – lúa – dưa hấu, bắp nếp – lúa – bắp nếp, lúa – dưa hấu – lúa, lúa – lúa – kết hợp nuôi cá và khoai lang – lúa – bắp nếp. Mỗi mô hình có diện tích thực hiện khoảng 1.000 m2,riêng mô hình lúa – lúa – kết hợp nuôi cá có diện tích 3.000 m2 và mỗi mô hình được thực hiện lặp lại ở 3 hộ liền kề nhau. Kết quả điều tra cho thấy, tại khu vực nghiên cứu có 5 mô hình canh tác chính bao gồm 2 vụ lúa, 3 vụ lúa, chuyên khóm, chuyên dưa hấu, chuyên mía; thời gian xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Các mô hình thực nghiệm khoai lang – lúa – bắp nếp, lúa – dưa hấu – lúa, lúa – lúa – cá, bắp nếp – lúa – bắp nếp, đậu xanh – lúa – dưa hấu cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình đối chứng (lúa – lúa), tỷ suất lợi nhuận biên của các mô hình thực nghiệm dao động trong khoảng từ 1,6 – đến 4,5 lần và thích hợp trong điều kiện xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Hậu Giang, hiệu quả kinh tế, luân canh, mô hình canh tác và xâm nhập mặn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Lê Hồng Việt, Châu Minh Khôi và Đỗ Bá Tân, 2015. Khảo sát hiện trạng xâm nhập mặn nước và đất nông nghiệp tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. Nông nghiệp 38 (2015) (2): 48-54.

Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant. 2009. PRA - Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - 2009. 55p.

Nguyễn Mỹ Hoa, Đỗ Bá Tân, Nguyễn Tấn Sang và Võ Thị Gương, 2014. Hiêu quả kinh tế các mô hình canh tác cây trồng ở vùng xâm nhập mặn thấp huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Nông nghiệp (2014) (3): 31-37.

Nguyễn Văn Minh, Võ Tòng Xuân và Nguyễn Tri Khiêm, 2008. Tổng kết các hệ thống canh tác hiệu quả cao, bền vững vùng núi dài (bảy núi) An Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 3 (3/2008): 25 – 31.

Nguyễn Văn Sánh, 1997. Giáo trình lý thuyết nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác. NXB Đại học Cần Thơ. 60p.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang, 2013. Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2006 – 2020.