Lê Thị Ngọc Xuân * , Douangvilavanh Keomanivone , Lương Thị Hoàng Dung , Trần Văn Hai Trịnh Thị Xuân

* Tác giả liên hệ (ltnxuan@ctu.edu.vn)

Abstract

The experiment was aimed to (i) isolate and identify the isolates of entomopathogenic fungus Nomuraea rileyi in the Mekong Delta using the conventional classification keys based on the morphological characteristics; (ii) study the biological characteristics of N. rileyi isolates; and (iii) evaluate the efficacy of N. rileyi isolates against beet armyworm, Spodoptera exigua Hübner in laboratory conditions. The result of classification indicated that 10 fungus isolates collected from dead larva of lepidopteran insects in the fields categorically belonged to N. rileyi. The isolate of Nr3 (ST-AG) had the highest germination rate (97.5%) after 24 hours of cultivation on PMA medium. The MAYP and PMA media were suitable for the mycelial growth and sporulation of almost the tested isolates. In the laboratoty condition, allmost studied N. rileyi isolates gave effective control of beet armyworm as over 90% of the larvae was killed after nine days of treatment; in particular, the three isolates Nr9 (SCLN-AG), Nr7 (SCLN-HG) and Nr10 (SK-AG) resulted in significantly highest efficacy as of 97-100%.
Keywords: Beet armyworm, biological characteristics, cultivation media, Mekong Delta, Nomuraea rileyi, Spodoptera exigua

Tóm tắt

Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích: (i) Phân lập và xác định các loài nấm Nomuraea rileyi ký sinh, gây bệnh côn trùng ở Đồng bằng sông Cửu long bằng phương pháp truyền thống dựa trên đặc điểm hình thái; (ii) Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các chủng nấm N. rileyi; (ii) Đánh giá hiệu lực trừ sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hübner của các chủng nấm N. rileyi trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả đã định danh được 10 chủng nấm thu thập từ xác ấu trùng sâu non bộ cách vẩy ở  ngoài đồng là nấm N. rileyi. Trên môi trường PMA, sau 24 giờ nuôi cấy chủng Nr3 (ST-AG) có tỷ lệ nảy mầm cao nhất 97,5%. Hai môi trường MAYP và PMA thích hợp cho sự phát triển sợi nấm và nhân mật số bào tử ở hầu hết các chủng nấm N. rileyi. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, tất cả các chủng nấm N. rileyi phân lập đều cho hiệu quả trừ sâu xanh da láng cao với tỷ lệ sâu chết trên 90% sau chín ngày chủng nhiễm.
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, đặc tính sinh học, môi trường nuôi cấy, Nomuraea rileyi, sâu xanh da láng, Spodoptera exigua

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hình 1: Mật số bào tử (x 107/cm2) của các chủng nấm N. rileyi trên 5 loại môi trường ở 35 NSKC

Kết quả (Bảng 7) ghi nhận hiệu lực của các chủng nấm N. rileyi trừ sâu xanh da láng quan sát từ 3 đến 9 ngày sau chủng nhiễm nấm. Tại thời điểm 3 NSCN, tất cả các nghiệm thức đều có sâu chết tuy nhiên tỷ lệ sâu chết khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các chủng nấm, ba nghiệm thức Nr1 (SAT-CT), Nr3 (ST-AG) và Nr10 (SK-AG) có tỷ lệ sâu chết cao nhất sau 3 ngày chủng nấm, dao động từ 28 - 33%.

Bảng 7: Độ hữu hiệu đối với sâu xanh da láng trong điều kiện phòng thí nghiệm

T0C = 25±1

Ghi chú: Các số liệu trong cùng cột mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở độ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan và dựa trên số liệu chuyển đổi arcsin

Sau 5 ngày chủng nấm, tỷ lệ sâu chết gia tăng ở tất cả các nghiệm thức và dao động từ 5 - 72%, chủng Nr10 (SK-AG) có hiệu lực cao nhất 72,0% và khác biệt ý nghĩa 1% so với các chủng nấm còn lại, ngoại trừ chủng Nr3 (ST-AG) (59,0%); chủng nấm có hiệu lực thấp nhất là Nr9 (SCLN-AG) (5,0%), đây cũng là chủng có tỷ lệ sâu chết không khác biệt thống kê so với chủng Nr4 (SAT-HG) (8,0%) và Nr6 (SAT-CT) (8,0%).

Sau 9 ngày chủng nhiễm, hầu hết các nghiệm thức đều cho tỷ lệ sâu chết cao trên 90%, ngoại trừ ba chủng Nr8 (SK-HG), Nr2 (SĐ-CT) và Nr5 (SĐ-TV), đây là những chủng có tỷ lệ sâu chết thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các chủng còn lại. Ba chủng Nr9 (SCLN-AG), Nr7 (SCLN-HG) và Nr10 (SK-AG) có tỷ lệ sâu chết cao nhất, chiếm tỷ lệ từ 97 - 100% ở 9 NSCN và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các chủng nấm còn lại.

Đã thu thập được 10 chủng nấm N. rileyi tại ba tỉnh An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ gây bệnh trên côn trùng sâu ăn tạp, sâu đo, sâu tơ, sâu cuốn lá nhỏ và sâu keo.

Trên môi trường PMA, sau 24 giờ nuôi cấy đã ghi nhận chủng Nr3 (ST-AG) có tỷ lệ bào tử nảy mầm cao nhất 97,5%; các chủng Nr2 (SĐ-CT), Nr5 (SĐ-TV) và Nr6 (SAT-CT) chưa ghi nhận bào tử nảy mầm.

Hai môi trường MAYP và PMA thích hợp cho sự phát triển sợi nấm và nhân mật số bào tử ở hầu hết các chủng nấm N. rileyi.

Bảy trong tổng số 10 chủng nấm N. rileyi phân lập gồm Nr9 (SCLN-AG), Nr7 (SCLN-HG), Nr10 (SK-AG), Nr4 (SAT-HG), Nr1 (SAT-CT), Nr3 (ST -AG) và Nr6 (SAT-CT) cho hiệu quả trừ sâu xanh da láng cao với tỷ lệ gây chết trên 90% tại thời điểm 9 ngày sau chủng nhiễm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abbott, W. S., 1925. A method for computing the effectiveness of an insecticide. Journal of Economic Entomology, 18: 267-267.

Edelstein, D. J., E. R. Lecuona and V. E. Trumper, 2004. Selection of culture media and i-vitro assessment of temperature dependent development of Nomuraea rileyi. Journal of Neotropical Entomology, 33(6): 737-742.

Humber, R. A. 2006. Fungi: Identification. In: Lawrence A. L. (Eds). Manual techniques in insect pathology (1997). Elsevier science. Biological techniques series. Accdemic press, USA, 153-185.

Ignoffo, C. M., and C. Garcia., 1985. Host spectrum and relative of an Ecuadoran and a Mississipian biotype of Nomuraea rileyi. Journal of Invertebrate Pathology, 45: 346-352.

Ignoffo, C. M., C. Garcia and R. A. Samson, 1989. Relative virulence of Nomuraea spp. (N. rileyi, N. atypicola, N. anemonodies) originally isolated from an insect, a spider, and soil. Journal of Invertebrate Pathology, 54: 373-378.

Milner, R.J., R. J. Huppatz and S. C. Swairis, 1991. A new method of assessment of germination of Metarhizium conidia. Journal of Invertebrate Pathology, 57: 121-123.

Nguyễn Thị Thu Cúc, 1999. Nghiên cứu sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hübner-Noctuidae-Lepidoptera): các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, khả năng gây hại và biện pháp phòng trị trên đậu nành (Glycine max (L)). Đại học Cần Thơ. 167 trang.

Padanad, M. S. and P. U. Krishnaraj, 2009. Pathogenicity of native entomopathogenic fungus Nomuraea rileyi against Spodoptera litura. Journal of Plant Health Progress (8).

Pendland, J. C., and D. G. Boucias, 1985. Hemagglutinin activity in the hemolymph of Anticarsia gemmatalis larvae infected with the fungus Nomuraea rileyi. Journal of Developmental and Comparative Immunology, 9(1): 21-30.

Phạm Thị Thùy, 2004. Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật. Đại học Quốc gia Hà Nội. 335 trang.

Phạm Thị Thùy, 2011. Kết quả điều tra về thành phần vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên một số côn trùng hại cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong hội các ngành sinh học Việt Nam (Eds.), Hội nghị Côn trùng học quốc gia, (7): 696-704. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Rajan, T. S., and N. Muthukrishnan, 2010. Influence of various health drinks media on growth and sporulation of Nomuraea rileyi (Farlow) Samson isolates. Journal of Biopesticides, 3(2): 463-465.

Roberts, D. W, 1989. World picture of biological control of insects by fungi. Journal of Memorias do Instituto Oswaldo Cruz, 84: 89-100.

Rizvi, P. Q., R. A. Choudhury and A. Ali, 2009. Recent advances in biopesticides. In: M. S. Khan; A. Zaidi; J. Mussarrat (Eds). Microbial strategies for crop improvement. Spinger Berlin Heidelberg, 185-203.

Tzean, S. S., L. S. Hsieh, J. L. Chen and W. J. Wu, 1992. Nomuraea viridulus, a new entomogenous fungus from Taiwan. Journal of Mycologia, 84(5): 781-786.