Bùi Thị Thu Thảo * Lê Anh Tuấn

* Tác giả liên hệ (mk.thuthao@gmail.com)

Abstract

The objectives of the study were to estimate biomass and carbon dioxide (CO2) absorption of Melaleuca forest in two groups of ages under and over 10 years old in Lung Ngoc Hoang Natural Reserve, thus establishing the initial foundation for forest managers to implemete the environmental services payment and to propose sustainable solutions for Melaleuca forest development. The parameters, such as diameter at breast height (DBH) including tree covers, maximum height, tree density, partly biomass, litter falls of Melaleuca tree and shrubs were collected inside the eighteen standard quadrats (sized 10 m x 10 m). The density of under 10-year-old Melaleuca forest (as 4,550 trees per hectare) was higher than that of over 10-year-old Melaleuca forest (as 3,510 trees per hectare). The under 10-year-old forest showed significant lower DBH and lower maximum height than those of over 10-year-old forest. The interrelation between the DBH and biomass was rather height (i.e. R = 0.93). Review in litter fall, there was not statistically significant between the two aging groups of Melaleuca forest. Ten bush species were found in the Melaleuca forest research site. In which, Phragmites vallatoria (L.) Veldk and Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd were principal plant species. The amount of CO2 absorption by two aging groups of trees were 200 and 250 ton CO2 per hectare, respectively.
Keywords: Carbon dioxide absorption, accumulated carbon, biomass, Melaleuca cajuputi

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định sinh khối và lượng CO2 hấp thụ của hai cấp tuổi rừng tràm (nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 năm tuổi) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, từ đó thiết lập cơ sở ban đầu cho các nhà quản lý rừng thực hiện công tác chi trả dịch vụ môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển ổn định rừng tràm. Các thông số về đường kính thân cây ngang ngực cả vỏ, chiều cao vút ngọn, mật độ, sinh khối, tầng cây bụi dưới tán Tràm và thành phần vật rụng của tràm được thu thập ở 18 ô tiêu chuẩn (kích thước 10 m x 10 m). Mật độ của rừng tràm ở cấp tuổi nhỏ hơn 10 (4.550 cây/ha) cao hơn mật độ của rừng tràm ở cấp tuổi lớn hơn 10 (3.510 cây/ha). Rừng tràm ở cấp tuổi nhỏ hơn 10 có giá trị đường kính và chiều cao nhỏ hơn rừng tràm ở cấp tuổi lớn hơn 10. Giữa đường kính ngang ngực và sinh khối cây tràm có mối tương quan chặt chẽ với nhau (hệ số tương quan R = 0,93). Thành phần vật rụng ở hai cấp tuổi rừng tràm nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 không khác biệt. Mười loài thực vật dưới tán tràm được ghi nhận tại các ô tiêu chuẩn, trong đó sậy (Phragmites vallatoria (L.) Veldk) và choại (Stenochlaena palustris (Burm. f.) là những loài cây chủ yếu. Hàm lượng CO2 hấp thụ ước tính của rừng tràm theo hai cấp tuổi nhỏ hơn 10 và lớn hơn 10 đạt giá trị lần lượt là 200 tấn/ha và 250 tấn/ha.
Từ khóa: Cacbon tích lũy, cây Tràm, CO2 hấp thụ, sinh khối

Article Details

Tài liệu tham khảo

Clough, B., D.T.Tan, D.X. Phuong and D.C. Buu, 2000. Canopy leaf area index and litter fall in stands of the Mangrove Rhizophora apiculate of different age in the Mekong Delta, Vietnam. Aquatic Botany (66:4): 311-320.

Đặng Thịnh Triều, 2008. Khả năng hấp thụ cacbon của rừng thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau tại vùng Đông Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, (2008:11): 94-99.

Dương Thanh Nhã, Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Phát, Võ Quang Minh và Lê Quang Trí, 2010. Một số đặc điểm hình thái phẫu diện của đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2010:14): 243-249.

IPCC, 2003. Good practice guidance for land use, Land-use change and forestry. Edited by Jim Penman, Michael Gytarsky, Taka Hiraishi, Thelma Krug, Dina Kruger, Riitta Pipatti, Leandro Buendia, Kyoko Miwa, Todd Ngara, Kiyoto Tanabe and Fabian Wagner. Institute for Global Environmental Strategies (IGES) for the IPCC, Kanagawa—Japan, 590 p.

Lê Bá Toàn, 2009. Đặc điểm lâm sinh học và biện pháp kinh doanh rừng tràm bản địa và rừng tràm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang. In trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia "Bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia U Minh Thượng", biên tập Chu Văn Cương, Lương Thanh Hải, Lương Trường Giang. Nxb. Nông nghiệp (2011), 160 trang.

Lê Minh Lộc, 2005. Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ.

Mai Sỹ Tuấn và Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009. Khả năng tích lũy cacbon của rừng trang (Kandelia obovata Sheue) trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tạp chí Sinh học (31:2):57-65.

Nguyễn Thị Thanh Trúc và Lê Anh Tuấn, 2015. Ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây dừa qua sinh khối tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần Môi trường 2015(2015): 193-199.

Nguyễn Xuân Đặng, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Minh Tâm, Lê Xuân Huệ, Đặng Thị Đáp, Trần Triết, Bùi Hữu Mạnh, Nguyễn Phúc Bảo Hòa, Benjamin Hayes, Bryan Stuart, 2004. Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

Perry, 1982. The ecology of tree roots and the practical significance thereof. Journal of Arboriculture, 8:197 -211.

Phạm Tuấn Anh, 2007. Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Dăk Nông. Luận Văn Thạc Sĩ Khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

Phạm Xuân Quý, 2010a. Xây dựng biểu cấp đất rừng tràm (Melaleuca cajuputi) ở khu vực Tây Nam Bộ. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2010:4):103-108.

Phạm Xuân Quý, 2010b. Xây dựng mô hình dự đoán sinh khối rừng tràm (Melaleuca cajuputi) ở khu vực Tây Nam Bộ. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2010:5):36-46.

Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2013. Tổng số giờ nắng tại một số trạm quan trắc. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=713, truy cập ngày 15/6/2015.

Tran B. Da, Paul Dargusch, Patrick Moss, Hoang V. Tho, 2012. An assessment of potential responses of Melaleuca genus to global climate change. Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, (2013, 8:6): 851–867.

Trần Thị Kim Hồng, Quách Trường Xuân, Lê Thị Ngọc Hằng, 2015. Sinh khối rừng tràm Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 37(2015): 63-68.

Trương Hoàng Đan, Lê Hoàng Tất và Bùi Trường Thọ, 2014. Đánh giá lượng cacbon tích lũy của sinh khối rừng tràm trên nền đất sét tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 31(2014):125 – 135.

Vũ Tấn Phương và Võ Đại Hải, 2011. Cấu trúc sinh khối của rừng thông ba lá thuần loại tại Lâm Đồng. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, 2:1812 – 1827.

Vũ Tiến Hinh, 2003. Sản lượng rừng. Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

UN-REDD Viet Nam Programme, 2012. Guidelines on Destructive Measurement for Forest Biomass Estimation. Version for Technical Staff Use, 35p.