Ngô Thị Thu Thảo * , Lê Văn Bình , Nguyễn Văn Như Ý Nguyễn Văn Triệu

* Tác giả liên hệ (thuthao@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was carried out to determine the effects of broodstock size on the reproductive efficiency of black apple snail, Pila polita. Experiment was arranged with 3 size classes of broodstocks and was run triplicates per each class: 1) Shell height 30-35mm (SC1); 2) Shell height 40-45 mm (SC2); 3) Shell height 50-55 mm (SC3). Broodstocks were collected from the wild and maintained in 9 composite tanks (0.5m3/tank) at the density of 15 snail couples/tank. After 90 days of culture, broodstock snail at SC3 obtained highest reproduction efficiency (118.79 eggs/individual) and statistically significant difference (p<0.05) from SC2 (74.19 eggs/individual) and SC1. Hatching rate of snail eggs reached highest at SC3 (79.59%) then SC2 (76.72%), but no statistically significant difference (p>0.05). Results of weight and egg’s diameter, size and weight of newly hatched snails of broodstock in SC3 presented higher than other size classes. Our findings show that snails with shell height in the range 50 - 55 mm are more suitable than 30-35mm or 40-45mm to select as broodstock for artificial seed production.
Keywords: Broodstock size, black apple snail, Pila polita, spawning

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của kích thước ốc bươu đồng (Pila polita) đến các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sinh sản. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức chiều cao của ốc bố mẹ và được lặp lại 3 lần là: 1) Ốc có chiều cao từ 30-35 mm (SC1); 2) Ốc có chiều cao từ 40-45 mm (SC2) và 3) Ốc có chiều cao 50-55 mm (SC3). Ốc bố mẹ được thu từ tự nhiên và nuôi trong 9 bể nhựa có thể tích 0,5 m3 với mật độ 15 cặp/bể để thu thập các chỉ tiêu liên quan đến quá trình sinh sản. Kết quả sau 90 ngày nuôi cho thấy sức sinh sản của ốc bươu đồng đạt cao nhất ở SC3 (118,79 trứng/cá thể) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với SC2 (74,19 trứng/cá thể) và SC1. Tỷ lệ nở của trứng ốc đạt cao nhất ở SC3 (79,59%) tiếp đến là SC2 (76,72%), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Các kết quả về khối lượng và đường kính trứng do ốc sinh sản, kích thước và khối lượng ốc mới nở đều đạt cao hơn ở ốc bố mẹ thuộc nhóm SC3 (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này cho thấy ốc bươu đồng có chiều cao từ 50-55 mm thích hợp hơn so với nhóm chiều cao 30-35 mm hoặc 40-45 mm trong việc chọn làm ốc bố mẹ phục vụ sản xuất giống nhân tạo.
Từ khóa: Kích thước ốc bố mẹ, Ốc bươu đồng, Pila polita, sinh sản

Article Details

Tài liệu tham khảo

Estebenet A.L., and P.R. Martin, 2002. Pomacea canaliculata: Life history traits and their plasticity. Biocell, 26 (1): Pp 8-89.

Estoy G.F., Y. Yusa, T. Wada, H. Sakurai and K. Tsuchida, 2002a. Size and age at first copulation and spawning of the apple snail, Pomacea canaliculata. Applied Entomological Zoology, 37: Pp 199-205.

Estoy G.F., Y. Yusa, T. Wada, H. Sakurai and K. Tsuchida, 2002b. Effects of food availability and age on the reproductive effort of the apple snail, Pomacea canaliculata. Applied Entomological Zoology, 37(4): Pp 543-550.

García-ullo, M., I.W. Ramnarine, M.M. Gallo-García, J.T Ponce-palafox and M. GónGora-GóMez, 2007. Spawning and hatching of the edible snail Pomacea patula (Baker 1922) (Gastropoda: Ampullaridae) in the laboratory. World Aquaculture Magazine, 38 (3): 50-52.

Hua, N. P., T. X. T. Nguyen, D. M. Mai, D. H. Phan and T. Kieu, 2001. Spawning characteristics of Babylonia areolata (Neogastropoda: Buccinidae). Phuket Mar. Biol. Cent. Spec. Publ., 25 (1): 161-165.

Kaneshuima M., S. Yamauchi, and K. Higa, 1986. Sexual maturity of the apple snail, Ampullarius insularus. Proceedings of the Association for Plant Protection of Kyushu, 32: Pp 101-103.

Kiyota, H. and K. Sogawa, 1996. Ecology and management of the apple snail in Kyushu, Japan. Proceedings of theInternational Workshop on the PestManagement Strategies in Asian MonsoonAgroecosystems: Pp 187- 195.

Lach L., D.K. Britton, R.J. Rundell and R.H. Cowie, 2000. Food preference and reproductive plasticity in an invasive freshwater snail. Biological Invasions, 2: Pp 279-288.

Lê Đức Đồng, 1997. Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ốc bươu vàng (Pomacea sp) hại lúa và biện pháp phòng trừ chúng. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 82 trang.

Lum-Kong A. and Keny J.S., 1989. The productive biology of the Ampullariid snail Pomacea urceus (Müller). Journal of Molluscan Studies 55: Pp 53-65.

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Văn Bình và Đặng Ánh Thi, 2014. Nghiên cứu quá trình phát triển phôi và ảnh hưởng của các loại giá thể đến quá trình nở trứng ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 30b: Trang 45-52.

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Văn Bình và Phạm Thị Bích Tuyến, 2014. Đặc điểm đẻ trứng và ảnh hưởng của thời gian phun nước đến quá trình nở trứng ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, phần B: Nông nghiệp, Thủy sản, Công nghệ sinh học số 35: Trang 91-96.

Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Kim Đường, 2011. Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất con giống ốc bươu đồng Pila polita trong điều kiện thực nghiệm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, tập 40, số 4A: Trang 14-25.

Nguyễn Thị Bình, 2011. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita (Deshayes, 1830) và thử nghiệm sản xuất giống. Luận văn thạc sĩ. Thư viện Trường Đại học Vinh: 105 trang.

Nguyễn Thị Đạt, 2010. Ảnh hưởng của mật độ và một số loại thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita (Deshayes, 1830) trong nuôi thương phẩm. Luận văn thạc sĩ. Thư viện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I: 77 trang.

Nguyễn Thị Xuân Thu, 2006. Đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ốc hương (Babylonia areolata, Link 1807). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội: 77 trang.

Ozawa A. and T. Makino, 1989. Biology of the apple snail Pomacea canaliculata and its control. Shokubutsu-boeki, 43: Pp 502-505.

Sreejaya, R. M., 2008. Studies on spawning and larval rearing of the whelk, Babylonia spirata (linnaeus, 1758) (neogastropoda: buccinidae). Doctor of philosophy thesis. Department of Post Graduate Studies and Research in Biosciences Mangalore University, Mangalagangothri Karnataka, India. 250 pp.

Syobu S., 1996. Biology of apple snail Pomacea canaliculata and its control. Shokubutsu-boeki, 50: Pp 211-217.

Thao T.T. Ngo and Kwang-Sik Choi. 2004. Seasonal changes of Perkinsus and Cercaria infections in the Manila clam Ruditapes philippinarum from Jeju, Korea. Aquaculture 239: Pp 57–68.

Thiengo, S.C., C.E. Borda and J.L.B. Araujo, 1993. On Pomacea canaliculata (Lamarck, 1822) (Mollusca; Pilidae: Ampullariidae). Memorias do Instituto Oswaldo Cruz, Rio de Janeiro 88, 67-71.

Trần Thị Kim Anh, Tạ Thị Bình, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Thanh Hoa, 2010. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh. Tập 39, số 3A: Trang 5-14.

Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang, 2006. Bài giảng phân tích chất lượng nước và quản lý môi trường nước ao. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ: 199 trang.

Valentinsson, D., 2002. Reproductive cycle and maternal effects on offspring size and number in the neogastropod Buccinum undatum (L.). Mar. Biol., 140: 1139- 1147.