Trần Văn Hâu * , Huỳnh Vũ Linh , Phan HUynh Anh Trần Sỹ Hiếu

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

The present study was carried out to determine the effect of doses of paclobutrazol (PBZ) and times of foliar spray of thiourea after PBZ application on flowering and yield of ‘Tau’ lime. Experiments were conducted on 7 year-old lime trees grown on the alluvial soil located at Binh Thanh commune, Cao Lanh district, Dong Thap province, from August 2014 to May 2015. Factorial complete randomized design was used with 5 replications of one tree/each. The first factor included PBZ doses, i.e. 0.5, 1.0, and 1.5 g a.i./m of canopy diameter; and ‘pha la‘ – inducing leaf abscission, a flowering induction method frequently applied by growers was considered as control treatment. The second factor involved times of flowering induction via the foliar application of thiourea at 0.2%, viz. 30, 40, and 50 days after PBZ application. PBZ was applied via collar drenching. The flowering induction method applied by growers included induction of leaf abscission via foliar application of a solution of urea (4.76%) and KCl (5%); three days later, leaf abscission reduction and shoot formation were accomplished via the foliar application of 2,4-D at 40 ppm. Results showed that PBZ application at both doses, 1.0 and 1.5 g a.i./m of canopy diameter, brought in yield increases as compared to growers' method. Foliar spray of thiourea at 30 days after PBZ application caused highest flowering ratio and yield without negative effect on fruit diameter, weight, and quality.
Keywords: Effect of paclobutrazol  and timing of thiourea foliar spray on  the flowering and yield of “Tau” lime at Binh Thanh commune, Cao Lanh district, Dong Thap province, induce flowering

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định liều lượng paclobutrazol và thời điểm phun thiourea sau khi xử lý paclobutrazol lên sự ra hoa và năng suất chanh Tàu. Thí nghiệm được thực hiện trên cây chanh tàu 7 năm tuổi trồng trên đất phù sa tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 08/2014 đến tháng 05/2015. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một cây. Nhân tố thứ nhất là liều lượng hóa chất paclobutrazol (0,5, 1,0 và 1,5 g a.i./m đường kính tán và đối chứng là biện pháp “phá lá“ của nông dân) và nhân tố thứ hai là thời điểm kích thích trổ hoa bằng thiourea nồng độ 0,2% (30, 40 và 50 ngày sau khi xử lý paclobutrazol). Paclobutrazol được xử lý bằng cách tưới vào đất xung quanh tán cây. Nông dân “phá lá” bằng cách phun dung dịch urê 4,76% kết hợp với KCl 5%, ba ngày sau phun 2,4-D nồng độ 40 ppm để giảm sự rụng lá và kích thích cây ra chồi. Kết quả cho thấy xử lý paclobutrazol ở liều lượng 1,0 và 1,5 g a.i./m đường kính tán đều có tác dụng làm tăng năng suất so với biện pháp phá lá của nông dân. Phun thiourea vào thời điểm 30 ngày sau khi xử lý paclobutrazol cho tỷ lệ ra hoa và năng suất cao nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến kích thước, khối lượng và phẩm chất trái.
Từ khóa: Chanh Tàu (Citrus limonia), paclobutrazol, thiourea, kích thích trổ hoa

Article Details

Tài liệu tham khảo

Banchongsiri, S., 1990. Effect of Paclobutrazol and stem girdling on flowering of lime (Citrus aurantifolia Swingle) cv. Pan. Plant Physiology-Growth and development. Kasetsart Uni. Abstract.

Cassin, J., J. Bourdeaut, A. Fougue, V. Furon, J.P. Gaillard, J. LeBourdelles, G. Montagut and C. Moreuil, 1969. The influence of climate upon the blooming of citrus in tropical areas. In Proc. 1st Intl. Citrus Symp. Vol. 1, pp. 315-323.

Charles, R.W. 1987. The Pesticide Manual a World Compendium. The British Crop Protection Council. 1081 p.

Davenport, L.G., 1990. Citrus flowering. In Janik, J. (ed), Horticulture Review. Timber Press, Portland, Oregon. p. 349-408

Phadung, T., K. Krissanapook and L. Phavaphutanon, 2011. Paclobutrazol, water stress and nitrogen induce flowering in ‘Khao Nam Pumelo’. Kasetsart J. 45:189-200.

Srivastava, A.K., S. Singh and A.D. Huchche, 2000. An Analysis on citrus – A review. Agric. Rev. 21(1):1-15.

Trần Văn Hâu và Nguyễn Việt Khởi, 2005. Hiệu quả của paclobutrazol và thiourea trên sự ra hoa mùa nghịch bưởi “Năm Roi” tại Tam Bình, Vĩnh Long. Hội thảo quốc gia “Cây có múi, xoài và khóm” tại Trường Đại Học Cần Thơ, ngày 1/3/2005. Nxb. Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 102-107.

Trần Văn Hâu. 2008. Giáo trình xử lý ra hoa cây ăn trái. Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 314 trang.

Trần Văn Hâu, Trần Sỹ Hiếu, Châu Bá Bình và Trần Võ Minh Sang, 2010. Điều tra kỹ thuật xử lý ra hoa, hiện tượng chết cây và khảo sát đặc điểm của một số giống chanh trồng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo khoa học nghiệm thu đề tài cấp huyện. 56 trang.