Nguyễn Trọng Nhân * , Nguyễn Cẩm Phi Huỳnh Tương Ái

* Tác giả liên hệ (trongnhan@ctu.edu.vn)

Abstract

This research is aimed to contribute to improving tour guides’ quality to meet the needs of Vietnam tourism development in the future. The research sample consists of 107 participants selected conveniently from those who have been working for tourist agencies in Can Tho City and Vinh Long Province. A questionnaire with a six-point Likert style scale was used for the survey. Descriptive statistics, scale reliability, exploratory factor and multiple-item linear regression analysis were used to analyze the data. The results of research reveal that six factors influencing the level of tourism occupation standards of tour guides comprise “interpretation activities”, “formation, maintenance and development of relationships in process of tour programme organization, and situations solving in guiding activities”, “learning and practice of enhancing foreign languages level, and tourism product selling”, “preparation for tour programme execution, level enhancement learning and practice, and customer care”, “tour programme organization”, and “advertisement and marketing assistance of tourism programme”.
Keywords: Tour guides, tour guiding, tourism occupation standards

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm góp phần cải thiện chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch của Việt Nam trong tương lai. Mẫu nghiên cứu gồm 107 hướng dẫn viên làm việc ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi. Thang đo 6 điểm dạng Likert được sử dụng để đo lường quan điểm của đáp viên. Đối tượng nghiên cứu được chọn bằng kỹ thuật lấy mẫu kiểu thuận tiện. Dữ liệu được phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sáu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng tiêu chuẩn nghề du lịch của hướng dẫn viên gồm: “hoạt động thuyết minh”, “tạo lập, duy trì, phát triển các mối quan hệ trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch và xử lý tình huống phát sinh trong hoạt động hướng dẫn”, “học tập, rèn luyện nâng cao trình độ ngoại ngữ và bán sản phẩm du lịch”, “công tác chuẩn bị thực hiện chương trình du lịch, học tập và rèn luyện nâng cao trình độ, chăm sóc khách hàng”, “công tác tổ chức thực hiện chương trình du lịch” và “hỗ trợ quảng cáo và tiếp thị sản phẩm du lịch”.
Từ khóa: Hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên du lịch, tiêu chuẩn nghề du lịch

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2013. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam-Hướng dẫn du lịch. Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội. Hà Nội. 255 trang.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2011. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020. Hà Nội. 82 trang.

Chilembwe, J., M. and Mweiwa, V., 2014. Tour guides: Are they tourism promoters and developers?. International Journal of Research in Business Management, 2 (9):29-46.

Đinh Trung Kiên, 2006. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội. 250 trang.

Lê Anh Tuấn, 2014. Giới thiệu Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề hướng dẫn du lịch và việc áp dụng TCKNN quốc gia vào xây dựng chương trình, đánh giá kỹ năng nhân lực du lịch. Tài liệu tập huấn triển khai thực hiện các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thuộc nhóm nghề du lịch. Cần Thơ. 8 trang.

Nguyễn Cường Hiền, 1993. Nghệ thuật hướng dẫn du lịch. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội. 149 trang.

Nguyễn Văn Quảng, 2006. Để trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi. Nhà xuất bản Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh. 142 trang.

Prakash, M., Chowdhary, N. and Sunayana, 2011. Tour guiding: Interpreting the challenges. Journal of Tourism, 6 (2): 65-81.

Randall, C. and Rollins, R. B., 2009. Visitors perceptions of the role of tour guides in natural areas. Journal of Sustainable Tourism, 17 (3): 357-374.