Nguyễn Văn Tuấn * Nguyễn Văn Sánh

* Tác giả liên hệ (tuan62091116@student.ctu.edu.vn)

Abstract

Organization and development of agricultural cooperatives, especially rice production, is very important to help small farmers have the opportunity to develop production and market their products. So study the role and organizational effectiveness of cooperation in agriculture is very important and necessary. Agricultural cooperative Tien Dat - Bac Lieu was selected for study in 2013. To compare organization and production effectiveness,  60 households including 30 households in the cooperative and 30 households outside were selected to investigate. Research results indicate that farmers participating in the cooperative  had many opportunities to improve production techniques and link their products to markets. Therefore, their profits increased compared to individual farmers outside the cooperative. Additionally, capabilities of the cooperative management board are also important to help members explore the farm resources and potentials. However, the extent and performance of the cooperative is limited. Therefore, building capacity of the management board and diversifying production and business of the cooperative need further research in order to propose appropriate policies to develop more effective argicultural cooperative organizations in the future.
Keywords: Agricutural cooperative, efficiency, economic cooperation

Tóm tắt

Tổ chức và phát triển hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), đặc biệt sản xuất lúa, thì rất quan trọng nhằm giúp nông dân nhỏ lẻ có cơ hội phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường sản phẩm của họ. Vì thế nghiên cứu vai trò và hiệu quả tổ chức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp rất quan trọng và cần thiết. Hợp tác xã nông nghiệp Tiến Đạt - Bạc Liêu, được chọn để nghiên cứu điểm và tiến hành từ tháng 6 – 9/2013. Để so sánh hiệu quả tổ chức, sản xuất HTXNN, số hộ được chọn là 60 hộ, trong đó bao gồm 30 hộ trong HTXNN và 30 hộ ngoài HTXNN để điều tra và khảo sát bao gồm các nội dung về tổ chức, năng lực và hiệu quả sản xuất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nông dân tham gia HTXNN sẽ có nhiều cơ hội nâng cao kỹ thuật sản xuất, nối kết sản phẩm làm ra với thị trường. Do vậy, lợi nhuận nông dân tăng lên khi tham gia HTXNN so với nông dân cá thể bên ngoài HTXNN. Ngoài ra năng lực Ban quản lý cũng rất quan trọng nhằm giúp thành viên khai thác tiềm năng và nguồn lực nông hộ. Tuy vậy, mức độ và hiệu quả hoạt động HTXNN còn nhiều hạn chế. Vì thế, việc nâng cao năng lực Ban quản lý và đa dạng sản xuất kinh doanh của HTXNN thì rất cần nghiên cứu tiếp theo nhằm đề xuất chính sách hợp lý để phát triển tổ chức HTXNN hiệu quả hơn trong tương lai.
Từ khóa: Hợp tác xã nông nghiệp, hiệu quả, kinh tế hợp tác

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002. Nghị quyết 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác.

Cho, K. 1999. New Agricultural Cooperatives in Vietnam: Discussion Based on Japanese Experience. Workshop proceedings “Agricultural Cooperatives and Policy Issues in Japan and Vietnam” held at Hanoi University of Agriculture, Vietnam on 11 – 13 Aug 1999.

Liên Minh Hợp tác xã tỉnh Bạc Liêu, 2013. Tổng kết tình hình phát triển KTHT và hoạt động của Liên Minh HTX năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

Luật HTX sửa đổi năm 2012. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua ngày 20/11/2012 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

Mai Văn Nam, 2005. Kinh tế hợp tác và vai trò của kinh tế hợp tác và hợp tác xã đối với sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 3: 128-137.

Tỉnh Ủy Bạc Liêu, 2012. Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tỉnh Ủy Bạc Liêu, 2013. Chỉ thị số 30 - CT/TU ngày 22/8/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện kết luận số 56 – KL/TW, ngày ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.