Nguyễn Ngọc Bảo Châu * Lê Thị BíCh Liên

* Tác giả liên hệ (nnbchau@gmail.com)

Abstract

Maintaining natural enemies for biological control has been considered as one of important goals in sustainable agriculture. The aim of this study was to evaluate the effectiveness of the model in which some flowers were intercropped with the bitter gourd in the field in order to attract and provide nutritions for natural enemies. Results indicated that there was significant difference in insect pests collected among the treatments (Pnt = 0,00). In the first trial, insect pests collected in the X3, X1, and X2 were low and significantly different in comparison with X0 treatment. In the second trial, X2 and X3 treatments provided the lowest density of insect pests meanwhile the pest density of X1 treatment in comparison with the highest one (X0) was relatively high in the experiment field. In addition, the numbers of natural enemies collected in X2 (Cosmos sulphureus) and X3 (Cosmos sulphureus and Lantana camara) were siginifcantly higher than that of the control treatment X0. The treatments of intercropping Cosmos sulphureus and Lantana camara attracted some natural enemies such as lady beetles, spiders, and parasitoids effectively in comparion with that of control treatment, resulting in the suppression of some bitter gourd’s pest development. Therefore, the role of flowers and natural enemies in the sustainable agricultural system was discussed in this study.
Keywords: Bitter gourd, sustainable agricultural system, natural enemies, Cosmos sulphureus

Tóm tắt

Duy trì nguồn thiên địch trên đồng ruộng nhằm kiểm soát sâu hại là một trong những mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững. Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả trồng bổ sung hoa sao nhái và hoa ngũ sắc vào ruộng khổ qua nhằm thu hút và tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài thiên địch. Qua bảng kết quả thống kê tổng mật số sâu hại có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (Pnt = 0,00). Lần khảo sát đầu tiên số lượng sâu hại trên nghiệm thức X3 (có bố trí hoa sao nhái và hoa ngũ sắc bên cạnh), X1 (bố trí hoa ngũ sắc bên cạnh) và X2 (bố trí hoa sao nhái bên cạnh) thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng sâu hại trên nghiệm thức X0 (không bố trí hoa bên cạnh). Lần khảo sát thứ hai, nghiệm thức X2, X3 cho mật độ sâu hại ít nhất, nghiệm thức X1 xuất hiện với mật số tương đối cao và ở nghiệm thức X0 cho mật số cao nhất. Số lượng thiên địch trên nghiệm thức X2 và X3 cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng thiên địch trên nghiệm thức X0 (Pnt = 0,00). Các nghiệm thức trồng bổ sung hoa đã thu hút và duy trì một số loài thiên địch trên ruộng khổ qua như bọ rùa, nhện bắt mồi và ong ký sinh. Ý nghĩa của việc trồng bổ sung hoa để duy trì thiên địch trong hệ thống rau sinh thái được thảo luận trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Rau sinh thái, khổ qua, thiên địch, Cosmos sulphureus and Lantana camara

Article Details

Tài liệu tham khảo

Brennan Eric B., 2013. Agronomic aspects of strip intercropping lettuce with alyssum for biological control of aphids. Biological control 65-3: 302-311.

Cao Vĩnh Thông, 2013. Triển khai ứng dụng mô hình Công nghệ sinh thái tại An Giang, Chi cục Bảo vệ Thực vật, 26 trang.

Frank S. D., 2010. Biological control of arthropod pests using banker plant systems: Past progress and future directions, Department of Entomology, North Carolina State University, Campus Box 7613, Raleigh, NC 27695-7613.

Khuất Đăng Long, 2011. Các loài ong ký sinh họ Braconidae (Hymenoptera) và khả năng sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 368 trang.

Koch RL., 2003. The multicolored Asian lady beetle, Harmonia axyridus: A review of its biology, uses in biological control, and non-target impacts. Journal of Insect Science 3:32: 1-16.

Mara Schaller và Golfgang Nentwig, 2000. Olfactory orientation of seven-spot ladybird beetle, Coccinella septempunctata (Coleoptera: Coccinellidae): Attraction of adults to plants and conspecific females. European Journal of Entomology 97: 155-159.

Nguyễn Đức Khiêm và cộng sự, 2005. Giáo trình côn trùng nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 232 trang.

Nguyễn Văn Thước, 2011. Mô hình canh tác "Ruộng lúa bờ hoa" cho kết quả khá tốt ở ĐBSCL, thông tin Khoa học và Công nghệ Cà Mau, số 73, trang 39-45.

Nguyễn Văn Tuyến, 2012. Kỹ thuật trồng dưa leo, khổ qua, NXB Thanh Niên, 60 trang.

Pfiffner L., H. Luka, C. Schlatter, A. Juen, M. Traugott, 2009. Impact of wildflower strips on biological control of cabbage lepidopterans. Agriculture, Ecosystems and Environment 129: 310-314

Sivinski John, David Wahl, Tim Holler, Shoki Al Dobai, Robert Eivinski, 2011.Conserving natural enemies with flowering plants: Estimating floral attractiveness to parasitic Hymenoptera and attraction’s relationship to floral and plant morphology. Biological control 58: 208-214.

Zhu Pingyang , Geoff M. Gurr, Zhongxian Lu, Kongluen Heong, Guihua Chen, Xusong Zheng, Hongxing Xu, Yajun Yang, 2013. Laboratory screening supports the selection of sesame (Sesamum indicum) to enhance Anagrus spp. parasitoids (Hymenoptera: Mymaridae) of rice planthoppers. Biological control, 65 (1), 83-89.