Nguyễn Hiếu Trung , Trần Thị Kim Hồng * , Trần Nguyễn Nguyễn Vũ Luân

* Tác giả liên hệ (ttkhong@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted to assess the impact of saline intrusion on agricultural farming models in coastal areas of Binh Dai district, Ben Tre province. The data were collected collected through direct interviews of 83 farmers and 12 local officials to assess the impact of saline intrusion on agricultural farming models including shrimp, rice - shrimp, livestock and salt production. The results of the study show that the livestock and rice-shrimp models are strongly affected by saline intrusion.The shrimp monoculture and salt production models are slightly affected, so these models can be seen more suitable for cultivation in longer saline conditions than the other modelsTo reduce the adverse effects of saline intrusion, 60% of  rice-shrimp farmers interviewed chose to switch farming models to shrimp farming, 15% choose non-cultivated  to limit risks and the remaining 25% of households to farm normally. Therefore, local authorities need to study and transfer production models adapted to saline intrusion to ensure livelihoods for local people, adapting to saltwater intrusion that may be complicated in the future.

Keywords: Agricultural farming models, Binh Dai district, Ben Tre province, saline intrusion

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác nông nghiệp của người dân vùng ven biển huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Số liệu được thu thập dựa trên phương pháp phỏng vấn trực tiếp 83 nông hộ và 12 cán bộ địa phương nhằm đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác gồm: chuyên tôm, lúa – tôm, chăn nuôi và làm muối. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình chăn nuôi và lúa – tôm là hai mô hình chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ xâm nhập mặn. Các mô hình chuyên tôm, làm muối không bị ảnh hưởng nhiều, do đó có thể thấy các mô hình này sẽ thích hợp canh tác trong điều kiện mặn kéo dài hơn so với các mô hình còn lại. Để giảm các tác động bất lợi của xâm nhập mặn, 60% nông hộ trong mô hình lúa – tôm được phỏng vấn lựa chọn chuyển mô hình canh tác sang nuôi tôm, 15% lựa chọn nghỉ vụ để hạn chế rủi ro và 25% nông hộ còn lại canh tác bình thường. Các mô hình khác không ảnh hưởng nhiều nên không có sự chuyển đổi. Chính quyền địa phương cần nghiên cứu, chuyển giao các mô hình sản xuất thích ứng với xâm nhập mặn để đảm bảo được nguồn sinh kế cho người dân địa phương, thích ứng với sự xâm nhập mặn có thể diễn biến phức tạp trong tương lai.

Từ khóa: Canh tác nông nghiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, xâm nhập mặn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bartels, D.& Sunkar, R.(2005). Drought and salt tolerance in plants. Critical Reviews in Plant Sciences, 24(5), 23 - 58.

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

Đoàn Thu Hà. (2014). Tác động của Biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, (46), 34-40.

Nguyễn Thị Thắm & Nguyễn Thanh Giao. (2019). Ảnh hưởng xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học trường Đại học Trà Vinh,  34, 60-68.

Nguyễn Văn Bé, Trần Thị Lệ Hằng, Trần Văn Triển & Văn Phạm Đăng Trí. (2017). Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 50a, 94–100.

Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bến Tre. (2017). Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến tỉnh Bến Tre theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dân Việt Nam năm 2016.

Trung, N.H., & Tri, V.P.D. (2012). Possible Impacts of Seawater Intrusion and Strategies for Water Management in Coastal Areas in the Vietnamese Mekong Delta in the Context of Climate Change in Coastal Disasters and Climate Change in Vietnam. Science Direct. 219–349.

Võ Thùy Trang, Võ Hồng Tú, Huỳnh Việt Khải & Trần Minh Hải. (2018). Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình lúa-tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(9b), 149–156.