Nguyễn Thanh Long * , Lê Thị Bé Mơ Naoki Tojo

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

Studying on species composition and distribution channel of fishing products from trawler and gill net activities were conducted from January to September, 2019 in Soc Trang province with the aim to provide information for sustainable development of these activities. Trawler fishermen (44 households) and gill net fishermen (43 households) were interviewed about technical and financial aspects. The catch of five gill nets and five trawlers were collected to determine the species composition, and five buying agents were interviewed on the trading activities of fishing products. The results showed that trawlers and gill nets could provide caught products whole year round. The yield and trash fish of gill nets and trawler were 14.1 tons/year, 7.8% and  17.7 tons/year, 45.2%, respectively. The harvested products of the trawlers were mainly sold to the buying agents (79.3%); then the buying agents sold  to the processing factories (73.4%). For the gill nets, the products were mainly sold (97%) to buying agents and buying agents, then sold to retailers (77%). The remaining products were for export (15%) and for drying fish production (5%). The annual profit of buying agents was 4.26 VND billion/ year with benefit ratio of 0.16 fold. Most of the buying agents encountered the greatest difficulties including declining in catches and unstable buying season which have affected the their business.
Keywords: Distribution channel, gill nets, Soc Trang, trawlers

Tóm tắt

Nghiên cứu thành phần loài và kênh phân phối sản phẩm khai thác thủy sản của nghề lưới kéo và lưới rê được thực nhiện từ tháng 1 đếng tháng 9 năm 2019 nhằm cung cấp thông tin để quản lý hai nghề này phát triển bền vững. Có 44 hộ làm nghề lưới kéo và 43 hộ làm nghề lưới rê được phỏng vấn về khía cạnh kỹ thuật và tài chính. Sản phẩm khai thác của năm tàu lưới rê và năm tàu lưới kéo được thu thập để xác định thành phần loài, và năm cơ sở thu mua được phỏng vấn hoạt động thu mua sản phẩm khai thác thủy sản. Kết quả cho thấy nghề lưới kéo và lưới rê có thể cung cấp sản phẩm khai thác quanh năm. Đối với nghề lưới rê, sản lượng hằng năm đạt 14,1 tấn/năm với tỉ lệ cá tạp là 7,8% trong khi đó ở nghề lưới kéo sản lượng đạt 17,7 tấn/năm với tỉ lệ cá tạp cao, 45,2%. Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo chủ yếu bán cho cơ sở thu mua (79,3%) và cơ sở thu mua bán cho nhà máy chế biến (73,4%). Nghề lưới rê thì chủ yếu bán cho cơ sở thu mua (97%) và cơ sở thu mua bán cho người bán lẻ (77%); phần còn lại dành cho xuất khẩu (15%) và làm khô (5%). Lợi nhuận hàng năm của cơ sở thu mua là 4,26 tỉ đồng/năm với tỷ suất lợi nhuận là 0,16 lần. Khó khăn lớn nhất là sản phẩm khai thác ngày càng suy giảm và mùa vụ thu mua không ổn định làm ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh.
Từ khóa: Kênh phân phối, Kiên Giang, lưới kéo, lưới rê

Article Details

Tài liệu tham khảo

Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2017. Báo cáo thống kê thu thập số liệu nghề khai thác thủy sản tỉnh Sóc Trăng. 25 trang.

Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2019.Thống kê số lượng tàu cá theo chiều dài tàu và nghề hoạt động ở tỉnh Sóc Trăng. 03 trang.

Đặng Thị Phượng, Nguyễn Hoàng Duy, Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2018. Hiệu quả tài chính và kênh phân phối sản phẩm của nghề lưới rê (<90 CV) ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54: 206-213.

FAO, 2005. Hướng dẫn ứng dụng điều tra phương pháp chọn mẫu của FAO trong thống kê nghề cá ven bờ và nuôi trồng thủy sản. FAO, Hà Nội. 80 trang.

Hội Nghề cá Việt Nam, 2007. Bách khoa Thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 599 trang.

Hồng Văn Thưởng, Hà Phước Hùng và Hồng Thị Hải Yến, 2014. Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 37-44.

Lê Văn Chí và Nguyễn Thanh Long, 2018. So sánh khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo và lưới rê ven bờở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54: 98-107.

Nguyễn Nhật Thi, 1991. Cá biển Việt Nam, cá xương vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Hà Nội, 462 trang.

Nguyễn Thanh Long, 2014. Khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 35: 97-103.

Nguyễn Thanh Long, Lê Duy Lam, Lê Thị Thi, Đoàn Thị Yến Nhi và Trần Thị Mỹ Duyên, 2018. Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới rê và lưới kéo (20-90 CV) ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54: 222-229.

Nguyễn Trung Vẹn, 2012. Phân tích hiệu quả sản xuất trong khai thác hải sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản. Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ. 105 trang.

Thái Thanh Dương, 2003. Một số loài giáp xác thường gặp ở Việt Nam. NXB GTVT. Hà Nội. 108 trang.

Trần Đắc Định, SHIBUKAWA Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu và UTSUGI Kenzo, 2013. Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Đại học Cần Thơ. TP. Cần Thơ, 178 trang.