Võ Thành Danh * , Ong Quốc Cường Trương Thị Thúy Hằng

* Tác giả liên hệ (vtdanh@ctu.edu.vn)

Abstract

The paper is aimed to (i) identify and assess determinants of the status-quo of supporting industry, and (ii) assess the potential factors that would leverage the supporting industry at Can Tho City so that policy recommendations for developing this sector were proposed. Qualitative analysis approach was used to assess the status-quo of the development of supporting industries at Can Tho City. Findings from 326 enterprises surveyed in 12 main industries on demand and provision capacity of supporting products showed that Can Tho City’s supporting industries was not developed well. The advantages and disadvantages in developing supporting industries in Can Tho City were presented based on Michael Porter’s diamond model including factor conditions, demand conditions, related industries, and business environment. Some policy recommendations and solutions were proposed to develop the supporting industries in Can Tho city.
Keywords: Diamond model, supporting industries

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là: (i) nhận dạng và đánh giá những yếu tố tác động đến hiện trạng ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Cần Thơ, và (ii) phân tích các yếu tố đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đề xuất các hàm ý chính sách phát triển ngành này trong thời gian tới. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính để đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo sát 326 doanh nghiệp thuộc 12 ngành công nghiệp chủ yếu của Thành phố Cần Thơ về nhu cầu và năng lực cung ứng các sản phẩm hỗ trợ tại chỗ cho thấy rằng ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Cần Thơ chưa phát triển nhiều. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Thành phố Cần Thơ cũng được phân tích dựa theo Mô hình Kim cương của Michael Porter bao gồm các điều kiện về nhân tố đầu vào, các điều kiện về cầu, các ngành công nghiệp liên quan và môi trường kinh doanh. Trên cơ sở kết quả phân tích, bài viết đã đề xuất các hàm ý chính sách và một số giải pháp nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Thành phố Cần Thơ.
Từ khóa: Công nghiệp hỗ trợ, Mô hình kim cương

Article Details

Tài liệu tham khảo

Hà Thị Hương Lan, 2014. Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành CN ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Ichikawa, K., 2003. Báo cáo về tình hình điều tra xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. JETRO.

Ohno, K., 2004. Thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực. Tham luận tại hội thảo của Dự án Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF).

Lê Thế Giới, 2009. Tiếp cận lý thuyết Cụm công nghiệp và Hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng. 1(30): 117-127.

Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền, 2011. Chính sách thúc đẩy phát triển CN hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam. Trong kỷ yếu Hội thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển CN hỗ trợ Việt Nam” tháng 12/2011. Viện Chính sách Công nghiệp (Bộ Công thương) và Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính). Hà Nội, 1-27.

Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền, 2015. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015–2020. Tạp chí Phát triển Kinh tế. 26(4): 02-24.

Trương Đình Tuyển, 2011. Thúc đẩy phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Phát triển Kinh tế.243.

Trương Thị Chí Bình, 2007. Phát triển CN hỗ trợ ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam.Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội.

Porter, M.E, 2000. Location, competition and economic development: local cluster in a global economy. Economic Development Quarterly. 14(1): 15-34.