The crustacean species in coral reef ecosystems of Vietnam
Abstract
Tóm tắt
Article Details
References
Địa điểm khảo sát rạn san hô ven bờ
(B) Địa điểmkhảo sát rạn san hô ven đảo
Hình 1: Địa điểm khảo sát thành phần loài giáp xác tại các rạn san hô ven bờ (A) và rạn san hô ven đảo (B) của Việt Nam
Rạn san hô ven đảo:Nghiên cứu được thực hiện tại 19 rạn san hô đại diện cho vùng ven đảo Việt Nam bao gồm: Hòn Mê (Thanh Hoá); Hòn Mát (Nghệ An); Hòn La (Quảng Bình); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Hải Vân - Sơn Chà (Huế); Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Lý Sơn (Quảng Ngãi); vịnh Nha Trang, Nam Yết (Khánh Hoà);Hòn Cau, Phú Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu); Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang)(Hình 1 B).
Thành phần loài nhóm giáp xác (Crustacea) được khảo sát và thu mẫu tại các rạn san hô ven đảo trong các năm 2010, 2011, 2015và tại các rạn san hô ven bờ biển Miền Trung trong năm 2015, 2016.
Nguồn số liệu được sử dụng từ 02 tiểu dự ánbao gồm:
Tiểu dự án I.2 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững” thuộc đề án 47 của Chính Phủ được thực hiện từ năm 2010 – 2016.
Tiểu dự án I.8 “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam” thuộc đề án 47 của Chính Phủ được thực hiện từ năm 2015 – 2016.
* Phương pháp thu thập số liệu, mẫu vật
+Thu mẫu ngoài hiện trường: Thu thập mẫu ở các phần bãi cát, vùng triều, đáy mềm, đáy cứng, các bãi hải sản có giá trị phục vụ cho đời sống dân sinh.
Thu mẫu vùng dưới triều dựa theo tài liệu hướng dẫn của English et al. (1994) bằng lặn có khí tài (SCUBA) kết hợp dải dây mặt cắt để thu mẫu trên dây mặt cắt đó. Mỗi một mặt cắt khảo sát thu 3 mẫu đại diện trên 3 điểm của dây mặt cắt (đầu dây, giữa dây, cuối dây mặt cắt). Mặt cắt khảo sát được dải song song với đới bờ, đảm bảo duy trì trên đới độ sâu ổn định.
Thu mẫu định lượng: Dọc theo dây mặt cắt 100m x 5m chiều rộng, tiến hành thu toàn bộ các loài giáp xác trong phạm vi khảo sát. Ghi chép đầy đủ thành phần loài, số lượng cá thể, kích thước, tất cả được gắn mã loài. Tại mỗi mặt cắt khảo sát, tiến hành 10 chỉ tiêu hợp phần đáy bao gồm: (San hô sống, san hô chết, san hô mềm, vụn san hô, cát, đá, rong cỏ biển, hải miên, bùn, các loại đáy khác).
Thu mẫu định tính: Thu mẫu đa dạng thành phần loài giáp xác được thực hiện dọc theo dây mặt cắt và mở rộng ngoài phạm vi 5m chiều rộng để đánh giá tối đa mức đa dạng thành phần loài. Tìm kiếm trong các hang, hố sâu hoặc trong các rạn đá và rạn san hô
Mẫu sinh vật vùng triều, thu theo phương pháp mặt cắt và ô định lượng (theo ô 1/16 m2), mỗi mặt cắt thu 3 điểm (cao triều, trung triều, thấp triều), trên mỗi điểm thu 3 mẫu đại diện. Tọa độ, vị trí các mặt cắt tại mỗi khu vực khảo sát được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS và cố định đảm bảo tính lặp lại theo không gian và thời gian (đề tài) trong suốt quá trình khảo sát.
Mẫu tại hiện trường được tiến hành cân đo, chụp ảnh mẫu vật bằng máy ảnh và bảo quản bằng cồn 700có ghi đầy đủ nhãn để tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.
Thành phần loài giáp xác được phân loại theo các tác giả Brusca and Brusca (1990), FAO (1998), Costelloet al(2001), Davie (2002), Grave et al. (2009),
* Phương pháp hiệu chỉnh, cập nhật danh pháp
Danh pháp các loài giáp xác được sắp xếp và phân loại theo tài liệu Luật quốc tế về danh pháp động vật - International Cod of Zoological Nomenclature (ICZN).
Danh pháp giáp xác của dự án được hiệu chỉnh và cập nhật theo WoRMS Website http://www.marinespecies.org- WoRMS). WoRMS là một cơ sở dữ liệu lớn nhất về danh mục, thông tin phân loại các loài sinh vật biển và được điều hành bởi một cộng đồng chuyên gia toàn cầu, được hỗ trợ bởi một nhóm quản lý dữ liệu trực tuyến chuyên nghiệp. Hiện tại WoRMS chứa thông tin phân loại hơn 242.000 loài sinh vật biển, có thể được sử dụng để tra cứu, hiệu chỉnh danh pháp đúng nhất của các loài sinh vật biển (WoRMS, 2020).
* Chỉ số tương đồng (Sorensen): Dùng để đánh giá mức độ tương đồng loài giữa các điểm nghiên cứu và được tính toán theo công thức của Sorensen (1948) như sau:
<Object: word/embeddings/oleObject1.bin>
Trong đó: S: Chỉ số tương đồng
C: Số loài giống nhau giữa hai điểm khảo sát
A: Số loài ghi nhận được ở điểm a
B: Số loài ghi nhận được ở điểm b; S có giá trị từ 0 đến 1, S càng gần 1 thì chỉ số tương đồng loài giữa hai khu vực nghiên cứu càng cao.
* Chỉ số đa dạng loài (Shannon & Wiener,1963):
<Object: word/embeddings/oleObject2.bin>
Trong đó: H’ = Chỉ số đa dạng loài
Pi = tỉ lệ số lượng cá thể của loài thứ i trên tổng số cá thể của tất cácloài thu được
n = Số loài phân tích được
∑ = Tổng số loài từ 1 đến n
Số liệu được xử lý với giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel 2010.
Kết quảđiều tra đánh giá trong các năm 2010, 2015, 2016 tại vùng ven bờ và ven đảo Việt Nam đã xác định tổng cộng 106 loài giáp xác của 45 giống thuộc 23 họ trong 02 bộ. Trong tổng số 106 loài vùng biển Việt Nam đã xác định được 55 loài trong rạn san hô ven bờ chiếm 51,8%, trong rạn san hô ven đảo xác định được 92 loài chiếm 86,7%.
Trong tổng số 45 giống cũng đã xác định được 29 giống trong rạn san hô ven bờ chiếm 40,8%, trong vùng rạn san hô ven đảo là 42 giống chiếm 59,2%.
Trong tổng số 23 họ được xác định tại vùng biển Việt Nam có 14 họ chiếm 60,8% được bắt gặp tại vùng rạn san hô ven bờ và có đến 23 họ chiếm 100% xuất hiện tại các vùng rạn ven đảo. Số bộ cũng được xác định 02 bộ trong tất cả các vùng rạn và đều có mỗi vùng ven bờ và vùng ven đảo là 02 bộ (Bảng 1).
Bảng 1:Thành phần loài động vật giáp xác ghi nhận được trongcác rạn san hô vùng biển Việt Nam
Tổng số danh mục 106 loài giáp xác được xác định, danh mục 23 loài đã được cập nhật và hiệu chỉnh, trong đó 11 loài cập nhật lại tên khoa học (T); 08 loài được cập nhật lại tên khoa học và loài đã được chỉnh lý (T;CL); 03 loài được cập nhật lại tên khoa học, tác giả, năm (T;TG;N); 01 loài được cập nhật lại tên khoa học, tác giả, năm đã được hiệu chỉnh (T;TG;N;CL). Thông tin hiệu chỉnh của từng loài được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2: Danh mục các loài giáp xác đã được cập nhật, hiệu chỉnh
Ghi chú: (T): loài được cập nhật lại tên khoa học; (T;CL): loài được cập nhật lại tên khoa học và loài đã được chỉnh lý; (TG): loài được cập nhật lại tên tác giả; (N): loài được cập nhật lại năm; (I): Tiểu dự án I.2; (II): Tiểu dự án I.8
Chỉ số tương đồng Sorensen về thành phần loài vùng rạn san hô giữa các điểm nghiên cứu biến động trong khoảng từ 0,04 - 0,70. Trong đó, chỉ số tương đồng đạt giá trị cao nhất trong nhóm giáp xác giữa các điểm nghiên cứu ở Vũng Rô và Ghềnh Ráng (S = 0,70). Tiếp đến là Tuy An và Ghềnh Ráng, Ghềnh Ráng và Bán đảo Sơn Trà lần lượt là (S = 0,62) và (S = 0,61). Ngoài ra còn có chỉ số tương đồng đạt giá trị trung bình giữa các điểm nghiên cứu ở Bán đảo Sơn Trà và Kỳ Lợi, Ghềnh Ráng và Kỳ Lợi, Tuy An và Nghi Sơn (S = 0,55) … Chỉ số tương đồng về thành phần loài đạt giá trị thấp nhất giữa các điểm nghiên cứu tại Vũng Rô và Bán đảo Sơn Trà (S = 0,04) (Bảng 3).
Bảng 3: Chỉ số tương đồng loài vùng rạn san hô ven bờ
Chỉ số tương đồng Sorensen về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu biến động trong khoảng từ 0,61- 0,93. Trong đó, chỉ số tương đồng đạt giá trị cao nhất là giữa đảo Phú Quốc và Phú Quý (S = 0,93), tiếp đến là Phú Quý và Côn Đảo (S = 0,92). Chỉ số tương đồng về thành phần loài đạt giá trị thấp nhất giữa Cồn Cỏ và Hòn Mát (S = 0,61). Nhìn chung, theo thang phân loại thì mức độ tương đồng thành phần loài giáp xác tại 19 đảo đều thuộc bậc 2 và bậc 3 nghĩa là nằm trong mức tương đồng vừa và mức rất tương đồng (phần lớn là mức rất tương đồng) (Bảng 4).
Bảng 4: Chỉ số tương đồng loài vùng rạn san hô ven đảo
Ghi chú: 1. Đảo Trần, 2. Ba Mùn, 3. Cô Tô, 4. Cát Bà, 5. Bạch Long Vĩ, 6. Hòn Mê, 7. Hòn Mát, 8. Cồn Cỏ, 9. Hải Vân –Sơn Chà, 10. Hòn La, 11. Cù Lao Chàm, 12. Lý Sơn, 13. Vịnh Nha Trang,14. Nam Yết, 15. Hòn Cau, 16. Phú Quý, 17. Phú Quốc, 18. Côn Đảo, 19. Thổ Chu
Chỉ số đa dạng sinh học của nhóm giáp xác qua các điểm nghiên cứu vùng rạn san hô ven bờ đạt mức trung bình 1,41, dao động trong khoảng từ 1,25 – 1,57. Địa điểm Ghềnh Ráng (Bình Định) có chỉ số đa dạng đạt ở mức cao nhất (H’ = 1,57), tiếp đến Tuy An (Phú Yên) đạt mức (H’ = 1,49), Vũng Rô (Khánh Hòa) đạt mức (H’ =1,42). Chỉ số đa dạng tại Kỳ Lợi (Hà Tĩnh) ở mức thấp nhất (H’ = 1,25) (Bảng 5).
Bảng 5: Chỉ số đa dạng loài động vật giáp xác tại các rạn san hôven bờ
Bảng 6: Chỉ số đa dạng loài động vật giáp xáctại các rạn san hô ven đảo
Ghi chú:(*) Số liệu điều tra bổ sung năm 2015, các đảo còn lại điều tra 2010 - 2011.
Kết quả đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cho giáp xác được thể hiện ở Bảng 6. Như vậy, chỉ số đa dạng sinh học giáp xác có sự chênh lêch lớn giữa các địa điểm nghiên cứu, dao động trong khoảng 0,51 - 1,28, đạt giá trị trung bình 0,83. Khu vực Cô Tô có chỉ số độ đa dạng sinh học cao nhất (1,28); tiếp đến là khu vực Phú Quý (1,14), Côn Đảo, Nam Yết (1,05)... Thấp nhất là khu vực Cồn Cỏ (0,51).
Phân bố thành phần loài tại 06 điểm nghiên cứu vùng rạn san hô ven bờ có biến động không cao dao động từ 18 đến 38 loài. Trong tổng số 55 loài được xác định trong 06 điểm nghiên cứu thì Ghềnh Ráng (Bình Định) có số lượng loài cao nhất 38 loài chiếm (96,0 %), tiếp đến Tuy An (Phú Yên) có 31 loài chiếm (56,3 %). Điểm nghiên cứu có số lượng loài phân bố thấp nhất Kỳ Lợi (Hà Tĩnh) chỉ 18 loài chiếm (32,7 %), do nơi đây chủ yếu là nền đáy bằng phẳng ít có địa hình địa thế phức tạp nên không có nhiều loài xuất hiện nơi đây (Hình 2).
Hình 2: Phân bố thành phần loài giáp xác tại các rạn san hô ven bờ
Thành phần loài phân bố tại 19 đảo khác nhau không đáng kể, dao động từ 38- 63 loài. Với tổng số 92 loài được ghi nhận thì đảo Phú Quý có thành phần loài nhiều nhất với 63 loài (68,48%), tiếp đến Thổ Chu có 59 loài (64,13%), Hòn Cau 56 loài (60,87%), Phú Quốc có 55 loài (59,78%)… Thấp nhất là hai đảo Cô Tô và Hòn Mê cùng có 38 loài (41,30%) (Hình 3).
Hình 3: Phân bố thành phần loài động vật giáp xác tại các rạn san hô ven đảo Việt Nam
Địa hình nền đáy tại các điểm nghiên cứu rấtđa dạng. Vùng triều phía trên các rạn san hô thường có hai kiểu bãi với chất đáy khác nhau: kiểu thứ nhất là bãi có đáy là đá tảng chiếm toàn bộ mặt bãi; kiểu thứ hai có cấu tạo phân đới, vùng cao triều là bãi đá hoặc vách đá dựng đứng, vùng trung triều và thấp triều là bãi cát thô lẫn mảnh vỏ sinh vật và mảnh vụn san hô chết, dưới nữa là bãi cuội rồi đá tảng trên có san hô sống.
Do có sự khác nhau về địa hình, địa chất theo chiều thẳng đứng đã tạo ra các đới có cảnh quan đồng nhất theo đường đồng mức song song với bờ biển. Trên toàn bộ mặt cắt điều tra đều bắt gặp động vật giáp xác phân bố từ cao triều tới vùng chân rạn. Tuy nhiên, trên mỗi đới lại tồn tại một nhóm loài đặc trưng. Dựa theo sinh cảnh nền đáy có thể chia giáp xác thành 5 nhóm theo Bảng 7.
Bảng 7: Phân bố nền đáy đặc trưng theo nhóm giáp xác
Phân tích trong tổng số 106 loài động vật động giáp xác sống phân bố trên các HST rạn san hô ven bờ và rạn san hô ven đảo xác định được 09 loài có giá trị kinh tế cao (Bảng 8). Trong đó phải kể đến loài Cua huỳnh đế (Ranina ranina), Tôm sú (Penaeus monodon) và Tôm thẻ bạc (Penaeus merguiensis), Ghẹ(Charybdis affinis), Cua đá (Epixanthus japonicus) đây là có giá trị kinh tế cao đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương, đặc biệt có loài còn là đối tượng chính của ngành.
Bảng 8: Thành phần loài giá trị kinh tế cao tại vùng biển Việt Nam
Ghi chú:“ +” phân bố; XK: Xuất khẩu; TP: Thành phẩm
Các loài giáp xác có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm có giá trị thực phẩm:Trong tất cả 9 loài giá trị kinh tế trên đều được chế biến làm thực phẩm, là món ăn có giá trị và được thị trường ưa chuộng tại các nhà hàng, khách sạn như: cua huỳnh đế (Ranina raninaLinnaeus, 1758), tôm hùm bông (Penaeus semisulcatusde Hann, 1850).v.v.Tôm bạc thẻ là loài thường được sử dụng làm mắm.
Nhóm có giá trị xuất khẩu: Nhóm này gồm các loài có giá trị dinh dưỡng cao được thị trường trong nước và ngoài nước ưa chuộng như: cua huỳnh đế (Ranina raninaLinnaeus, 1758), tôm hùm bông (Penaeus semisulcatusde Hann, 1850), tôm sú (Penaeus monodonFabricius, 1798), cua xanh (Scylla serrata Forskal, 1755)… Đây cũng là những đối tượng đang được nuôi rộng rãi ở nhiều vùng biển phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Đa dạng thành phần loài: So sánh kết quả nghiên cứu với các hệ sinh thái có sự dao động cao từ 55 – 119 loài (Bảng 9). Theo điều tra nghiên cứu tại hệ sinh thái rừng ngập mặn có thành phần loài giáp xác (119 loài) cao nhất trong các hệ sinh thái khác, do hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều nơi trú ẩn tại các gốc cây bần, vẹt sú… nhóm chiếm ưu tại hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiều nhất như họ cua vuông (Grapsidae) và họ cua cát (Ocypodidae)…tiếp đến hệ sinh thái đầm phá ven biển có 95 loài giáp xác nơi đây có nền đáy bùn lầy thích hợp cho các loài giáp xác trú ẩn như họ tôm he (Penaeidae), họ cua vuông (Grapsidae), tiếp đến hệ sinh thái rạn san hô ven đảo có 92 loài giáp xác trú ẩn chủ yếu họ cua bơi (Portunidae). Ngoài ra, có hệ sinh thái bãi bồi cửa sông và rạn san hô ven bờ lần lượt 72 loài và 55 loài, đặc biệt hệ sinh thái rạn san hô ven bờ có mức độ đa dạng loài giáp xác thấp có thể dogiới hạn về thời gian và tần suất thu mẫu của các dự án nên chắc chắn sẽ còn nhiều loài giáp xác chưa được bắt gặp và ghi nhận trong các rạn san hô Việt Nam. Vì vậy, trong các chương trình điều tra khảo sát tiếp theo, cần đẩy mạnh thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên để ghi nhận thêm đa dạng thành phần loài giáp xác ở vùng rạn san hô ven bờ Việt Nam.
Bảng 9: So sánh mức độ đa dạng loài giáp xác trong hệ sinh thái rạn san hô ven bờ và ven đảo với các hệ sinh thái khác
Hiệu chỉnh danh pháp loài: Trong nghiên cứu này, danh pháp các loài giáp xác đã kiểm tra, hiệu chỉnh cập nhật lại 23 loài giáp xác tại hệ sinh thái rạn san hô theo danh pháp mới nhất trên thế giới hiện nay. Đây là một kết quả rất có ý nghĩa về mặt khoa học, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo rà soát và cập nhật bổ sung. Vì vậy, việc rà soát phân loại thành phần loài và cập nhật, hiệu chỉnh danh pháp là việc làm cần tiếp tục được chú trọng quan tâm trong các chương trình, dự án thời gian tới.
Chỉ số đa dạng sinh học (H’): Tuy thành phần loài giáp xác bắt gặp ở vùng rạn san hô ven đảo nhiều hơn vùng rạn san hô ven bờ biển, nhưng chỉ số đa dạng sinh học của vùng rạn san hô ven bờ lại cao hơn nhiều (trung bình H’ = 1,41) so với vùng ven đảo (trung bình H’ = 0,83). Điều này thể hiện số lượng cá thể và mật độ các loài giáp xác ở vùng rạn san hô ven bờ là cao hơn so với vùng rạn san hô ven đảo. Tuy nhiên, vùng rạn san hô ven bờ là khu vực thường xuyên có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động kinh tế - xã hội vùng ven biển. Chính vì vậy, để có thể duy trì được mức độ đa dạng sinh học, cần phải có những nghiên cứu khảo sát hiện trạng nguồn lợi và khoanh vùng bảo vệ, đồng thời đẩy mạnh việc quản lý nguồn lợi có sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Các loài có giá trị kinh tế cao:Kết quả đã đưa ra 09 loài giáp xác có giá trị kinh tế, thực phẩm và xuất khẩu. Trong đó, vùng rạn san hô ven bờ có nhiều loài giáp xác có giá trị kinh tế hơn. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho các cơ quan chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng nuôi và phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế và thực phẩm này. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài này phục vụ cho sinh sản nhân tạo và phát triển nguồn gen trong thời gian tới.
Đã xác định tổng cộng 106 loài giáp xác ở vùng rạn san hô Việt Nam. Trong đó, đã xác định được 92 loài trong rạn san hô ven đảo và 55 loài trong rạn san hô ven bờ, cần khoanh vùng bảo vệ, ương nuôi những khu vực có bắt gặp loài giá trị kinh tế cao nhằm phát triển kinh tế biển đảo.
Trong tổng số các loài giáp xác được ghi nhận tại rạn san hô ven bờ và ven đảo, có 23 loài đã được cập nhật và hiệu chỉnh theo danh pháp mới nhất để phục vụ cho việc chuẩn hóa phân tích, định loại.
Chỉ số tương đồng Sorensen về thành phần loài vùng rạn san hô ven bờ giữa các điểm nghiên cứu biến động trong khoảng từ 0,04 - 0,70 và vùng rạn san hô ven đảo biến động trong khoảng 0,61- 0,93.
Chỉ số đa dạng (H’) của nhóm giáp xác qua các điểm nghiên cứu vùng rạn san hô ven bờ đạt mức trung bình 1,41, dao động trong khoảng từ 1,25 – 1,57 và vùng rạn san hô ven đảo dao động trong khoảng 0,51 - 1,28 với mức trung bình 0,83.
Phân tích trong tổng số 106 loài động vật động giáp xác sống phân bố trên các hệ sinh thái rạn san hô ven bờ và rạn san hô ven đảo xác định được 09 loài có giá trị kinh tế caolàm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và phát triển nuôi trồng thủy sản ở các đia phương ven biển.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo này, thay mặt nhóm tác giả tôi xin gửi lời cảm ơn đến tiểu dự án I.2 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững” thuộc đề án 47 của Chính Phủ – Chủ nhiệm PGS.TS Đỗ Văn Khươngvà tiểu dự án I.8 “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam” thuộc đề án 47 của Chính Phủ - Chủ nhiệm PGS.TS Nguyễn Quang Hùng đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho chúng tôi trong chuyến khảo sát thực địa để thu mẫu vật, số liệu cho bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Brusca, R.C. and Brusca, G.J., 1990. Invertebrates. Sinauer Associates, Sunderland, MA (USA). 922 pages.
Davie, P.J.F., 2002. Crustacea: Malacostraca. Eucarida (Part 2). Decapoda - Anomura, Brachyura: Zoological Catalogue of Australia. CSIRO Publications, Collingwood, 641 pages.
FAO, 1998. The living marine resources of the Western Central Pacific.Volume 2.Cephalopods, crutasceans, holothurians and sharks. Rome. 687-1396 page.
De Grave, Sammy, Pentcheff et al., 2009. A classification of living and fossil genera of decapod crustaceans. Raffles Bulletin of Zoology. 21 Supplement:1–109.
Shannon., E., and Wiener., W., 1963. The Mathematical theory of communication. University of Illionis Press, Urbana.125 pages.
Sorenson, T.A., 1948. A Method of Establishing Groups of Equal Amplitudes in Plant Sociology Based on Similarity of Species Content and Its Application to Analyses of the Vegetation on Danish Commons. Kongelige Danske Videnskabernes Selskab, Biologiske Skrifter, 5: 1-34.
Costello, M.J., Emblow, C., White, R.J., 2001. European register of marine species: a check-list of the marine species in Europe and a bibliography of guides to their identification. Collection Patrimoines Naturels, 50: 284-292.
Nguyễn Văn Chung, 2001. Giống ghẹ Charybdis (Portunidae) ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyển 12, trang 167 - 178
Phùng Văn Giỏi, 2018. Đánh giá hiện trạng nguồn lợi họ cua bơi (Portunidae) tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc, Kiên Giang. Luận văn cao học. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thành phố Hà Nội.
WoRMS Editorial Board, 2020. World Register of Marine Species. Available from http://www.marinespecies.org